Quản lý việc thanh toán và ngoại hối trong kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 08/01/2022

Theo quy định mới của pháp luật về kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài. Cho hỏi việc quản lý thanh toán và ngoại hối trong kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng được quy định như thế nào?

    • Quản lý việc thanh toán và ngoại hối trong kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng

      Căn cứ Điều 17 Nghị định 121/2021/NĐ-CP (có hiệu lực từ 12/02/2022) có quy định về quản lý việc thanh toán và ngoại hối trong kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng như sau:

      - Doanh nghiệp được chấp nhận sử dụng tiền Đồng Việt Nam, ngoại tệ tiền mặt, chuyển khoản, thẻ tín dụng của người chơi để đổi đồng tiền quy ước khi tham gia các trò chơi điện tử có thưởng. Việc thu, chi ngoại tệ của doanh nghiệp được thực hiện sau khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép theo quy định tại Chương IV Nghị định này.

      - Doanh nghiệp được thu ngoại tệ tiền mặt, chuyển khoản từ hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng và sử dụng số ngoại tệ tiền mặt, chuyển khoản này để trả thưởng cho người chơi khi trúng thưởng và các hoạt động ngoại hối khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép theo quy định tại Chương IV Nghị định này.

      Quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền trong kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng

      Căn cứ Điều 16 Nghị định này quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền như sau:

      - Doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng, ban hành quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền, quy định nội bộ về phòng, chống phổ biến và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt (sau đây gọi tắt là quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền) theo quy định của Luật Phòng, chống rửa tiền, pháp luật về phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt và các văn bản sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn.

      - Trước khi tổ chức hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng, doanh nghiệp phải gửi Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Sở Tài chính, Công an tỉnh và Cục Thuế địa phương nơi doanh nghiệp đặt địa điểm kinh doanh bản quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền. Trường hợp có sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bản quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, doanh nghiệp phải gửi bản cập nhật cho các cơ quan nêu trên.

      - Doanh nghiệp có trách nhiệm phổ biến quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền cho các bộ phận, cán bộ, nhân viên có liên quan.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn