Quy định về chuyển nợ thành vốn góp và bán cổ phần lần đầu đối với doanh nghiệp tái cơ cấu do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 25/02/2022

Quy định mới của pháp luật về chuyển nợ thành vốn góp và bán cổ phần lần đầu đối với doanh nghiệp tái cơ cấu do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ như thế nào? Mong được anh/chị hướng dẫn.

    • Chuyển nợ thành vốn góp và bán cổ phần lần đầu

      Căn cứ Điều 7 Thông tư 05/2022/TT-BTC (có hiệu lực từ 01/04/2022) có quy định về chuyển nợ thành vốn góp và bán cổ phần lần đầu đối với doanh nghiệp tái cơ cấu do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ như sau:

      1. Công ty Mua bán nợ Việt Nam và các chủ nợ tham gia tái cơ cấu doanh nghiệp được chuyển nợ thành vốn góp cổ phần theo nguyên tắc thỏa thuận và được cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt trong phương án tái cơ cấu.

      2. Doanh nghiệp tái cơ cấu thực hiện trình tự, thủ tục, phương thức bán và giá bán cổ phần lần đầu theo quy định tại Nghị định số 126/2017/NĐ-CP, Nghị định số 140/2020/NĐ-CP và Thông tư số 32/2021/TT-BTC ngày 17 tháng 5 năm 2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn bán cổ phần lần đầu và quản lý, sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa của doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ chuyển đổi thành công ty cổ phần (sau đây gọi là Thông tư số 32/2021/TT-BTC) và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có). Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định giá bán cổ phần cho người lao động tại doanh nghiệp tái cơ cấu không thấp hơn 60% mệnh giá cổ phần theo quy định tại khoản 3 Điều 42 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP.

      Xử lý số cổ phần không bán hết như thế nào?

      Căn cứ Điều 8 Thông tư này việc xử lý số cổ phần của doanh nghiệp tái cơ cấu do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ không bán hết được quy định như sau:

      Doanh nghiệp tái cơ cấu có trách nhiệm thực hiện xử lý số cổ phần không bán hết theo quy định tại Nghị định số 126/2017/NĐ-CP, Nghị định số 140/2020/NĐ-CP và Thông tư số 32/2021/TT-BTC. Trong đó:

      1. Trường hợp không bán hết số cổ phần cho các nhà đầu tư theo phương thức thỏa thuận sau khi bán đấu giá công khai không thành công hoặc không bán hết số cổ phần chào bán của cuộc đấu giá công khai theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 8 Thông tư số 32/2021/TT-BTC thì Ban chỉ đạo cổ phần hóa/tái cơ cấu xem xét, quyết định chào bán cho Công ty Mua bán nợ Việt Nam và các chủ nợ theo nguyên tắc thỏa thuận và giá bán cổ phần không thấp hơn mệnh giá.

      2. Trường hợp Công ty Mua bán nợ Việt Nam và các chủ nợ vẫn không mua hết số cổ phần chào bán quy định tại khoản 1 Điều này thì Ban chỉ đạo cổ phần hỏa/tái cơ cấu báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện điều chỉnh quy mô, cơ cấu vốn điều lệ để chuyển doanh nghiệp tái cơ cấu thành công ty cổ phần trước khi tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • Điều 7 Thông tư 05/2022/TT-BTC Tải về
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn