Quy định về họp Hội đồng kỷ luật lãnh đạo DNNN

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 03/09/2021

Cho tôi hỏi, thực hiện họp Hội đồng kỷ luật lãnh đạo Doanh nghiệp nhà nước được quy định như thế nào vậy ạ?

    • Theo Điều 69 Nghị định 159/2020/NĐ-CP quy định về họp Hội đồng kỷ luật như sau:

      1. Chuẩn bị họp:

      a) Trong thời hạn 07 ngày làm việc trước cuộc họp của Hội đồng kỷ luật, giấy triệu tập họp phải được gửi đến người có hành vi vi phạm. Người có hành vi vi phạm vắng mặt phải có lý do chính đáng. Trường hợp người có hành vi vi phạm vắng mặt sau 02 lần gửi giấy triệu tập mà không có lý do chính đáng, đến lần thứ 03 sau khi đã gửi giấy triệu tập, nếu người có hành vi vi phạm tiếp tục vắng mặt thì Hội đồng kỷ luật vẫn họp xem xét và kiến nghị hình thức kỷ luật;

      b) Chủ tịch Hội đồng kỷ luật có thể mời thêm đại diện các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan dự họp. Người được mời có quyền phát biểu ý kiến nhưng không được bỏ phiếu về hình thức kỷ luật;

      c) Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật có nhiệm vụ chuẩn bị tài liệu, hồ sơ có liên quan đến việc xử lý kỷ luật, ghi biên bản cuộc họp của Hội đồng kỷ luật;

      d) Hồ sơ kỷ luật trình Hội đồng kỷ luật gồm: Bản tự kiểm điểm, trích ngang sơ yếu lý lịch, biên bản cuộc họp kiểm điểm của doanh nghiệp nơi người có hành vi vi phạm đang công tác và các tài liệu khác có liên quan.

      2. Trình tự cuộc họp:

      a) Chủ tịch Hội đồng kỷ luật tuyên bố lý do, giới thiệu các thành viên tham dự cuộc họp;

      b) Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật trình bày các nội dung: Trích ngang sơ yếu lý lịch; hành vi, thời điểm xảy ra và thời điểm phát hiện hành vi vi phạm pháp luật; thời hiệu và thời hạn xử lý kỷ luật; các hình thức xử lý đã được ban hành; các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ và các tài liệu khác có liên quan;

      c) Người có hành vi vi phạm đọc bản tự kiểm điểm. Trường hợp người có hành vi vi phạm vắng mặt thì Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật đọc thay;

      d) Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật đọc biên bản cuộc họp kiểm điểm;

      đ) Các thành viên Hội đồng kỷ luật và người tham dự cuộc họp phát biểu ý kiến;

      e) Người có hành vi vi phạm phát biểu ý kiến (nếu có);

      g) Hội đồng kỷ luật bỏ phiếu về việc có kỷ luật hay không kỷ luật; trường hợp đa số phiếu kiến nghị kỷ luật thì bỏ phiếu về việc áp dụng hình thức kỷ luật; việc bỏ phiếu được tiến hành bằng hình thức bỏ phiếu kín theo phương pháp tích phiếu;

      h) Chủ tịch Hội đồng kỷ luật công bố kết quả bỏ phiếu kín và thông qua biên bản cuộc họp;

      i) Chủ tịch Hội đồng kỷ luật và Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật ký vào biên bản cuộc họp.

      3. Trường hợp họp Hội đồng kỷ luật để xem xét xử lý kỷ luật đối với nhiều người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước trong cùng doanh nghiệp có hành vi vi phạm thì Hội đồng kỷ luật họp để tiến hành xem xét xử lý kỷ luật đối với từng người có hành vi vi phạm.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn