Quyền của Chủ sở hữu Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 26/10/2018

Em có tìm hiểu một số vấn đề về tổ chức, quản lý tài chính Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên công đoàn, theo đó, Ban biên tập cho em hỏi: Chủ sở hữu Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam có những quyền gì? Văn bản nào quy định vấn đề này?

Quế Thanh (**@gmail.com)

    • Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Quyết định 1913/QĐ-TLĐ năm 2016 về Quy chế tổ chức, quản lý tài chính Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên công đoàn do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành, có quy định quyền của Chủ sở hữu như sau:

      1. Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý; ban hành các quy định, quy chế tổ chức, quản lý tài chính Công ty TNHH MTV công đoàn.

      2. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, xếp lương, nâng bậc lương của Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc, Giám đốc (gọi chung là Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc), Kiểm soát viên, Kế toán trưởng. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, xếp lương, nâng bậc lương hoặc ký hợp đồng thuê Giám đốc; giám đốc điều hành Công ty TNHH MTV công đoàn trực thuộc; thẩm định, quyết định xếp hạng hoặc đề nghị cơ quan nhà nước xếp hạng Công ty TNHH MTV công đoàn.

      Phê duyệt quỹ tiền lương, thù lao; phê duyệt quy chế trả lương, thưởng của người quản lý Công ty TNHH MTV công đoàn trực thuộc; phê duyệt kế hoạch sử dụng lao động; thang, bảng lương của người lao động (thang bảng lương xây dựng mới và bổ sung, sửa đổi); quỹ tiền lương của Công ty TNHH MTV trực thuộc. Quyết định việc trích lập quỹ khen thưởng, phúc lợi, quỹ thưởng người quản lý của công ty TNHH MTV công đoàn trực thuộc.

      3. Thực hiện quyền của Chủ sở hữu về thành lập, tổ chức lại, bán, cho thuê, giải thể công ty TNHH MTV công đoàn theo Quy định của Chính phủ.

      4. Phê duyệt Điều lệ của Công ty TNHH MTV công đoàn trực thuộc. Phê duyệt mức vốn điều lệ của Công ty TNHH MTV công đoàn khi thành lập; quyết định tăng, giảm vốn điều lệ, chuyển nhượng một phần hay toàn bộ vốn điều lệ của Công ty TNHH MTV công đoàn theo quy chế quản lý tài chính công đoàn.

      5. Quyết định các dự án đầu tư XDCB, vay và cho vay (bao gồm cả cho Công ty TNHH MTV công đoàn vay đầu tư, vay vốn lưu động từ nguồn tài chính công đoàn từ trên 2 tỷ đồng trở lên); thuê, cho thuê, thanh lý, chuyển nhượng, bán tài sản; bảo lãnh vay vốn; góp vốn liên doanh, liên kết và các hợp đồng khác do Điều lệ công ty quy định có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% vốn Điều lệ của Công ty TNHH MTV trực thuộc.

      6. Kiểm tra, thanh tra, giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động, xếp loại Công ty TNHH MTV công đoàn trực thuộc hàng năm.

      7. Phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính, báo cáo tài chính hàng năm của Công ty TNHH MTV công đoàn trực thuộc (trừ nội dung phân cấp cho Chủ tịch công ty không kiêm Giám đốc).

      8. Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.

      Trên đây là nội dung tư vấn.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn