Quyền của VNPT về tài chính được quy định như thế nào?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 14/01/2017

Quyền của VNPT về tài chính được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi hiện đang làm việc tại bưu điện huyện. Tôi có một thắc mắc mong được ban biên tập tư vấn giúp. Quyền của VNPT về tài chính được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật! Phương Thảo (thao****@gmail.com)

    • Quyền của VNPT về tài chính được quy định tại Điều 13 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 25/2016/NĐ-CP về như sau:

      1. Vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính, của người lao động; phát hành trái phiếu doanh nghiệp và các hình thức huy động vốn khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ này. Phương án huy động vốn phải bảo đảm khả năng thanh toán nợ, hiệu quả sử dụng vốn, không được làm thay đổi hình thức sở hữu VNPT. Trường hợp VNPT huy động vốn để chuyển đổi sở hữu phải được sự đồng ý của chủ sở hữu và thực hiện theo quy định của pháp luật.

      2. Chủ động sử dụng vốn cho các hoạt động kinh doanh của VNPT.

      3. Quyết định trích khấu hao tài sản cố định theo quy định của pháp luật.

      4. Được tạm ứng kinh phí cho các đơn, vị được giao nhiệm vụ công ích, dịch vụ công, công ích. Việc hạch toán, thanh toán và quyết toán khoản tạm ứng này được quy định tại Quy chế tài chính của VNPT.

      5. Được hưởng chế độ trợ cấp, trợ giá hoặc chế độ ưu đãi khác của Nhà nước khi thực hiện cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích; thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, phòng chống thiên tai hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác do Nhà nước giao, đặt hàng theo quy định của pháp luật.

      6. Được chi thưởng sáng kiến đổi mới, cải tiến kỹ thuật, quản lý và công nghệ; thưởng tăng năng suất lao động; thưởng tiết kiệm vật tư và chi phí. Các khoản tiền thưởng này được hạch toán vào chi phí kinh doanh của VNPT, được thực hiện một lần với mức thưởng tối đa không quá mức hiệu quả của sáng kiến đổi mới, cải tiến kỹ thuật, quản lý và công nghệ, tăng năng suất lao động, tiết kiệm vật tư và chi phí mang lại trong một năm.

      7. Được hưởng cổ tức, lợi nhuận được chia và các lợi ích khác từ các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết và các khoản đầu tư vốn khác; không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần lợi nhuận thu được từ phần vốn góp vào các công ty con và doanh nghiệp khác, nếu các công ty con và doanh nghiệp này đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trước khi chia lãi cho các bên góp vốn và không bị các hình thức đánh thuế trùng (hai lần) và gộp khác.

      8. Từ chối và tố cáo mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực không được pháp luật quy định của bất kỳ cá nhân, cơ quan hay tổ chức nào, trừ những khoản tự nguyện đóng góp vì mục đích nhân đạo và công ích.

      9. Lại nhuận thực hiện hằng năm sau khi bù đắp lỗ năm trước theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp; nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và trích lập các quỹ theo quy định tại Khoản 4 Điều 73 Điều lệ này.

      10. Được thành lập các quỹ đầu tư phát triển; khen thưởng phúc lợi; thưởng viên chức quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên; phát triển khoa học và công nghệ; các quỹ khác để thực hiện các nhiệm vụ đặc thù trong lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh chính của VNPT theo quy định của pháp luật và Điều lệ này. Việc thành lập và sử dụng các quỹ này được quy định tại Quy chế tài chính của VNPT.

      11. VNPT có quyền bảo lãnh cho công ty con vay vốn tại tổ chức tín dụng theo nguyên tắc sau đây:

      a) Tổng giá trị các khoản bảo lãnh vay vốn đối với một công ty con do VNPT sở hữu 100% vốn điều lệ không quá giá trị vốn chủ sở hữu của công ty con theo báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm gần nhất tại thời điểm bảo lãnh.

      b) Tổng giá trị các khoản bảo lãnh vay vốn đối với công ty con do VNPT sở hữu trên 50% vốn điều lệ không được vượt quá giá trị vốn góp thực tế của VNPT tại doanh nghiệp tại thời điểm bảo lãnh.

      c) Các công ty con được bảo lãnh phải có tình hình tài chính lành mạnh, không có nợ quá hạn theo quy định của pháp luật.

      12. Quyết định chi phí tiền lương và các chi phí khác theo quy định của pháp luật.

      13. Được quyền cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản của VNPT theo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn; được quyền nhượng bán, thanh lý tài sản cố định đã hư hỏng, lạc hậu kỹ thuật, không có nhu cầu sử dụng hoặc không sử dụng được để thu hồi vốn trên nguyên tắc công khai, minh bạch và bảo toàn vốn theo quy định của pháp luật.

      14. Chuyển nhượng các khoản đầu tư tài chính không có nhu cầu tiếp tục đầu tư để thu hồi vốn theo các quy định hiện hành.

      15. Tổ chức thực hiện thanh toán tiền mua, bán các sản phẩm và dịch vụ; thanh toán, bù trừ công nợ trong nội bộ Tập đoàn VNPT khi thực hiện phối hợp kinh doanh theo Quy chế tài chính của VNPT và các quy định của pháp luật.

      16. Có các quyền khác về tài chính khác theo quy định của pháp luật.

      Trên đây là quy định về Quyền của VNPT về tài chính. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 25/2016/NĐ-CP.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • Điều 13 Điều lệ tổ chức và hoạt động của tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam ban hành kèm theo Nghị định 25/2016/NĐ-CP Tải về
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn