Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản doanh nghiệp vẫn hoạt động có đúng không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 17/02/2022

Tôi là một trong số các chủ nợ của một doanh nghiệp đã có quyết định mở thủ tục phá sản. Tuy nhiên doanh nghiệp này vẫn hoạt động bình thường, như vậy có đúng không? Và có doanh nghiệp này có thể bị cấm thực hiện các hoạt động nào?

    • Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản doanh nghiệp vân hoạt động có đúng không?

      Căn cứ Điều 47 Luật Phá sản 2014 có quy định về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản như sau:

      1. Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp, hợp tác xã vẫn tiếp tục hoạt động kinh doanh, nhưng phải chịu sự giám sát của Thẩm phán và Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.

      2. Trường hợp xét thấy người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng điều hành, doanh nghiệp, hợp tác xã có dấu hiệu vi phạm khoản 1 Điều 48 của Luật này thì Thẩm phán ra quyết định thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã đó theo đề nghị của Hội nghị chủ nợ hoặc Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.

      Như vậy, theo quy định như trên, việc doanh nghiệp là con nợ của bạn vẫn hoạt động sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản là đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên doanh nghiệp này sẽ chịu sự giám sát của Thẩm phán và Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.

      Hoạt động mà doanh nghiệp cấm sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản

      Căn cứ Điều 48 Luật này các hoạt động mà doanh nghiệp cấm sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản như sau:

      1. Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, cấm doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện các hoạt động sau:

      a) Cất giấu, tẩu tán, tặng cho tài sản;

      b) Thanh toán khoản nợ không có bảo đảm, trừ khoản nợ không có bảo đảm phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản và trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã quy định tại điểm c khoản 1 Điều 49 của Luật này;

      c) Từ bỏ quyền đòi nợ;

      d) Chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.

      2. Giao dịch quy định tại khoản 1 Điều này là vô hiệu và xử lý theo quy định tại Điều 60 của Luật này.

      Theo đó, sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp đang nợ tiền của bạn sẽ không được thực hiện các hoạt đông như trên.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn