Tạm ngừng kinh doanh của địa điểm kinh doanh có thời hạn là bao lâu?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 08/09/2022

Tạm ngừng kinh doanh của địa điểm kinh doanh có thời hạn là bao lâu? Khi nào thì áp dụng trạng thái tạm ngừng kinh doanh? Văn phòng đại diện được tạm ngừng kinh doanh trong bao lâu?

    • Tạm ngừng kinh doanh của địa điểm kinh doanh có thời hạn là bao lâu?

      Cho tôi hỏi trường hợp địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp chúng tôi muốn làm thủ tục thông báo tạm ngừng kinh doanh thì khi thông báo, chúng tôi phải ghi thời hạn tạm ngừng kinh doanh là bao lâu?

      Trả lời:

      Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì:

      Trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đặt trụ sở chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo. Trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh có nhu cầu tiếp tục tạm ngừng kinh doanh sau khi hết thời hạn đã thông báo thì phải thông báo cho Phòng Đăng ký kinh doanh chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục tạm ngừng kinh doanh. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh của mỗi lần thông báo không được quá một năm.

      Như vậy, theo quy định này, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp được tạm ngừng kinh doanh không quá 1 năm đối với mỗi lần thông báo, nghĩa là họ có thể thông báo tạm ngừng kinh doanh nhiều lần nhưng mỗi lần tối đa 1 năm.

      Khi nào thì áp dụng trạng thái tạm ngừng kinh doanh?

      Khi nào thì áp dụng trạng thái tạm ngừng kinh doanh đối với doanh nghiệp? Xin được tư vấn theo quy định mới nhất.

      Trả lời:

      Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 41 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì:

      Tạm ngừng kinh doanh” là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp. Ngày chuyển tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày doanh nghiệp đăng ký bắt đầu tạm ngừng kinh doanh. Ngày kết thúc tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng kinh doanh mà doanh nghiệp đã thông báo hoặc ngày doanh nghiệp đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

      Như vậy, trong thời gian doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh thì áp dụng trạng thái tạm ngừng kinh doanh đối với doanh nghiệp.

      Văn phòng đại diện được tạm ngừng kinh doanh trong bao lâu?

      Xin được hỏi luật sư không rõ trường hợp văn phòng đại diện tạm ngừng kinh doanh thì mỗi lần thông báo được tạm ngừng trong bao lâu?

      Trả lời:

      Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì:

      Trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đặt trụ sở chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo. Trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh có nhu cầu tiếp tục tạm ngừng kinh doanh sau khi hết thời hạn đã thông báo thì phải thông báo cho Phòng Đăng ký kinh doanh chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục tạm ngừng kinh doanh. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh của mỗi lần thông báo không được quá một năm.

      Như vậy, theo quy định này, văn phòng đại diện của doanh nghiệp được tạm ngừng kinh doanh không quá 1 năm đối với mỗi lần thông báo, nghĩa là họ có thể thông báo tạm ngừng kinh doanh nhiều lần nhưng mỗi lần tối đa 1 năm.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn