Thủ tục chuyển giao dự án từ công ty mẹ sang công ty con

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 13/09/2016

Chào anh ! Em đang có vướng mắc vấn đề về thủ tục chuyển giao dự án từ công ty mẹ sang công ty con, e rất mong anh có thể giúp em. Vấn đề cụ thể như sau: Công ty e được thành lập từ công ty mẹ với 75% là cổ phần của công ty mẹ do 2 người đại diện là anh Nguyện và anh Dũng. còn 25% còn lại là anh của anh Tường và anh Dũng (cũng là giám đốc công ty bên e ). Như vậy thành viên cổ đông là 3 người này và cũng là thành viên của hội đồng quản trị luôn Hiện nay, công ty mẹ đang có dự án và công ty e muốn xin chuyển giao đầu tư thì phải làm như thế nào ạ ? Vì sau khi nghiên cứu luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 thì e định làm như sau: Cách 1: Ban giám đốc sẽ viết tờ trình gửi Chủ tịch hdqt để xin buổi họp hđqt về việc xin chuyển giao dự an và ra nghị quyết hdqt  để xin họp hội đồng cổ đông. hđcd sẽ ra nghị quyết đồng ý và gửi hdqt. sau đó hdqt sẽ họp lần 2 và ra nghị quyết đồng ý cho ban giám đốc làm tờ trình gửi chủ tịch hdqt của công ty mẹ. Cách 2: Gộp luôn 2 buổi họp hội đồng quản trị và hdcđ vào 1 ra biên bản họp và nghị quyết chung hội đồng quản trị và hđcđ đồng ý cho ban giám đốc  E thấy cách 1 hơi lằng nhăng nhưng cách 2 thì lại không thấy nghị định nào nói về việc gộp 2 hội đồng làm 1. Vậy a có thể tư vấn giúp e được không ạ ? E cám ơn anh !

    • Bạn không thể làm theo cách 2 vì họp HĐQT có biên bản họp HĐQT và nghị quyết của HĐQT, họp HĐCĐ có biên bản họp HĐCĐ và nghị quyết của HĐCĐ.

      Nếu áp dụng cách 1, bạn lưu ý những điều sau:

      Theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 135 Luật doanh nghiệp 2014:

      “Điều 135. Đại hội đồng cổ đông

      2. Đại hội đồng cổ đông có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

      d) Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ hoặc một giá trị khác;”

      Theo quy định tại Khoản 1, Điểm e,g,h,q Khoản 2 Điều 149 Luật doanh nghiệp 2014:

      “Điều 149. Hội đồng quản trị

      1. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

      2. Hội đồng quản trị có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

      e) Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo quy định của pháp luật;

      g) Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ;

      h) Thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ hoặc giá trị khác. Quy định này không áp dụng đối với hợp đồng và giao dịch quy định tại điểm d khoản 2 Điều 135, khoản 1 và khoản 3 Điều 162 của Luật này;

      q) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.”

      Theo quy định trên, nếu Điều lệ không ty không quy định khác thì tùy thuộc vào giá trị của dự án đó. Nếu dự án đó có giá trị nhỏ hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty thì quyết định là của Hội đồng quản trị; nếu dự án có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty thì quyết định là của Đại hội đồng cổ đông.

      - Nếu thẩm quyền quyết định thuộc về HĐCĐ thì sau khi có quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Ban giám đốc hoặc HĐQT có thể gửi yêu cầu xin dự án lên Công ty mẹ luôn mà không cần thông qua cuộc họp HĐQT nữa.

      - Nếu thẩm quyền thuộc về HĐQt thì sau khi có quyết định của Hội đồng quản trị, Ban giám đốc hoặc HĐQT có thể gửi yêu cầu xin dự án lên Công ty mẹ.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn