Thủ tục thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam.

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 29/08/2016

Thủ tục thành lập văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam như thế nào?

    • Về điều kiện cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện công ty nước ngoài:
      Thương nhân nước ngoài được cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam khi có đủ các điều kiện sau:
      “1. Là thương nhân được pháp luật nước, vùng lãnh thổ (sau đây gọi chung là nước) nơi thương nhân đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh công nhận hợp pháp;
      2. Đã hoạt động không dưới 01 năm, kể từ khi được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh hợp pháp ở nước của thương nhân”.
      Tuy nhiên, anh cũng cần lưu ý về các trường hợp không cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện công ty nước ngoài:
      “1. Công ty nước ngoài không đáp ứng đủ các điều kiện quy định nêu trên.
      2. Công ty nước ngoài đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện trong thời gian 02 năm, kể từ ngày bị thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam”.

      Về hồ sơ thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài bao gồm:
      “1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện theo mẫu của Bộ Công Thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký;
      2. Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập xác nhận. Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương có quy định thời hạn hoạt động của thương nhân nước ngoài thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm;
      3. Báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương chứng minh được sự tồn tại và hoạt động thực sự của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất;
      4. Bản sao Điều lệ hoạt động của thương nhân đối với thương nhân nước ngoài là các tổ chức kinh tế;
      5. Bản sao Chứng minh nhân dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu (đối với người nước ngoài) của người đứng đầu văn phòng đại diện;
      6. Hợp đồng thuê nhà;
      7. Thư ủy quyền cho do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký”.

      Lưu ý: Các giấy tờ quy định tại điểm 2, 3, 4 phải dịch ra tiếng Việt, được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận và thực hiện việc hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
      Như vậy, bạn của anh muốn thành lập văn phòng đại diện công ty mình tại Việt Nam thì có thể căn cứ vào những quy định trên để thực hiện.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn