Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định vô hình của các doanh nghiệp tại Việt Nam

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 09/01/2018

Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định vô hình của các doanh nghiệp tại Việt Nam được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Minh Phương hiện tôi đang sinh sống và làm việc tại Tp Hà Nội, vì nhu cầu tìm hiểu tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp tôi. Cụ thể là tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định vô hình của các doanh nghiệp tại Việt Nam được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!

    • Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định vô hình của các doanh nghiệp tại Việt Nam được quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC' onclick="vbclick('2CCD4', '222110');" target='_blank'>Khoản 2 Điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. Cụ thể như sau:

      Mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này, mà không hình thành TSCĐ hữu hình được coi là TSCĐ vô hình.

      Những khoản chi phí không đồng thời thoả mãn cả ba tiêu chuẩn nêu tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này thì được hạch toán trực tiếp hoặc được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.

      Riêng các chi phí phát sinh trong giai đoạn triển khai được ghi nhận là TSCĐ vô hình tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp nếu thỏa mãn đồng thời bảy điều kiện sau:

      + Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc hoàn thành và đưa tài sản vô hình vào sử dụng theo dự tính hoặc để bán;

      + Doanh nghiệp dự định hoàn thành tài sản vô hình để sử dụng hoặc để bán;

      + Doanh nghiệp có khả năng sử dụng hoặc bán tài sản vô hình đó;

      + Tài sản vô hình đó phải tạo ra được lợi ích kinh tế trong tương lai;

      + Có đầy đủ các nguồn lực về kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực khác để hoàn tất các giai đoạn triển khai, bán hoặc sử dụng tài sản vô hình đó;

      + Có khả năng xác định một cách chắc chắn toàn bộ chi phí trong giai đoạn triển khai để tạo ra tài sản vô hình đó;

      + Ước tính có đủ tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và giá trị theo quy định cho tài sản cố định vô hình.

      Trên đây là nội dung câu trả lời về tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định vô hình của các doanh nghiệp tại Việt Nam. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vế vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 45/2013/TT-BTC.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • Khoản 2 Điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC Tải về
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn