Tòa án cấp nào có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp có tài sản ở nước ngoài?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 26/08/2022

Tòa án cấp nào có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp có tài sản ở nước ngoài? Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản có những quyền gì trong việc giải quyết phá sản của doanh nghiệp?

Xin chào ban biên tập, công ty tôi là công ty nhập khẩu hàng hóa, do làm ăn thua lỗ nên chúng tôi xin mở thủ tục phá sản, vậy bây giờ phải nộp đơn ở Tòa án cấp nào để giải quyết? Chúng tôi còn có tài sản ở nước ngoài chưa chuyển về Việt Nam. Xin nhờ ban biên tập giải đáp.

    • 1. Tòa án cấp nào có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp có tài sản ở nước ngoài?

      Căn cứ Điều 8 Luật Phá sản 2014' onclick="vbclick('3A431', '373487');" target='_blank'>Điều 8 Luật Phá sản 2014 quy định thẩm quyền giải quyết phá sản của Tòa án nhân dân như sau:

      1. Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp tỉnh) có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký hợp tác xã tại tỉnh đó và thuộc một trong các trường hợp sau:

      a) Vụ việc phá sản có tài sản ở nước ngoài hoặc người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài;

      b) Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;

      c) Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có bất động sản ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;

      d) Vụ việc phá sản thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp huyện) mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để giải quyết do tính chất phức tạp của vụ việc.

      2. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã có trụ sở chính tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đó và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.

      3. Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành Điều này.

      Như vậy, Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký doanh nghiệp có tài sản ở nước ngoài. Do đó, công ty anh/chị có tài sản ở nước ngoài thì khi nộp thủ tục phá sản tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

      2. Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản có những quyền gì trong việc giải quyết phá sản của doanh nghiệp?

      Theo Điều 9 Luật Phá sản 2014' onclick="vbclick('3A431', '373487');" target='_blank'>Điều 9 Luật Phá sản 2014 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản như sau:

      1. Xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản trong trường hợp cần thiết.

      2. Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản.

      3. Quyết định chỉ định hoặc thay đổi Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.

      4. Giám sát hoạt động của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.

      5. Quyết định việc thực hiện kiểm toán doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán trong trường hợp cần thiết.

      6. Quyết định việc bán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán sau khi mở thủ tục phá sản để bảo đảm chi phí phá sản.

      7. Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.

      8. Áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền dẫn giải đại diện của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật.

      9. Tổ chức Hội nghị chủ nợ.

      10. Quyết định công nhận Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.

      11. Quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản.

      12. Quyết định tuyên bố phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.

      13. Áp dụng biện pháp xử phạt hành chính, đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý về hình sự theo quy định của pháp luật.

      14. Tham khảo quyết định giải quyết phá sản trước đó trong vụ việc phá sản tương tự theo hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao.

      15. Phải từ chối giải quyết phá sản nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật này.

      16. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

      Theo đó, Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản doanh nghiệp sẽ có quyền hạn được quy định trên.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn