Trách nhiệm của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ khi NLĐ Việt Nam đi XKLĐ ở nước ngoài

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 05/01/2022

Cho tôi hỏi,  Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm như thế nào khi NLĐ Việt Nam đi XKLĐ ở nước ngoài? Mong được hỗ trợ theo quy định mới nhất. 

    • Trách nhiệm của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ khi NLĐ Việt Nam đi XKLĐ ở nước ngoài

      Căn cứ Điều 43 Nghị định 112/2021/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 01/01/2022) quy định về trách nhiệm của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ khi NLĐ Việt Nam đi XKLĐ ở nước ngoài như sau:

      - Chỉ đạo giải quyết các vấn đề liên quan đến người lao động Việt Nam do đơn vị sự nghiệp thuộc phạm vi quản lý đưa đi làm việc ở nước ngoài.

      - Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến đơn vị sự nghiệp thuộc phạm vi quản lý đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo quy định của pháp luật.

      - Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong một số ngành, nghề, công việc đặc thù thuộc lĩnh vực do bộ, ngành quản lý.

      Trách nhiệm của Bộ Công an khi NLĐ Việt Nam đi XKLĐ ở nước ngoài

      Tại Điều 41 Nghị định này quy định về trách nhiệm của Bộ Công an khi NLĐ Việt Nam đi XKLĐ ở nước ngoài như sau:

      - Chỉ đạo lực lượng công an các cấp chủ động phòng ngừa, phát hiện và kịp thời xử lý các hành vi vi phạm về an ninh, trật tự, an toàn xã hội liên quan đến người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

      - Phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài bất hợp pháp hoặc lợi dụng hình thức đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để xuất cảnh hoặc đưa người Việt Nam sang nước ngoài với mục đích khác.

      - Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và các cơ quan liên quan của nước tiếp nhận lao động trong việc tiếp nhận người lao động Việt Nam bị phía nước tiếp nhận lao động trục xuất hoặc bị buộc về nước.

      Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư khi NLĐ Việt Nam đi XKLĐ ở nước ngoài

      Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư khi NLĐ Việt Nam đi XKLĐ ở nước ngoài được quy định tại Điều 42 Nghị định này như sau:

      - Chia sẻ thông tin về tên, mã số, địa chỉ trụ sở chính, người đại diện theo pháp luật, vốn điều lệ, chủ sở hữu, danh sách thành viên, cổ đông của doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép và doanh nghiệp dịch vụ cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

      - Thông tin cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc cấp, điều chỉnh và chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày cấp, điều chỉnh hoặc ban hành Quyết định chấm dứt hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài để phối hợp quản lý về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ký với các tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn