Trích lập dự phòng rủi ro cho vay của Quỹ phát triển DN nhỏ và vừa như thế nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 06/06/2019

Theo tôi được biết hiện nay nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa có cơ hội tiếp cận nguồn vốn để phát triển. Anh chị cho tôi hỏi theo quy định mới hiện nay thì việc trích lập dự phòng rủi ro của Quỹ phát triển Doanh nghiệp nhỏ vừa vừa như thế nào?

    • - “Tài trợ” là việc Quỹ tài trợ vốn và thực hiện các hoạt động hỗ trợ tăng cường năng lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

      - “Tỷ lệ chấp nhận rủi ro” là tỷ lệ rủi ro cao nhất trong năm tài chính mà Quỹ được chấp nhận khi tổn thất xảy ra. Tỷ lệ chấp nhận rủi ro được đo bằng giá trị tổn thất làm giảm vốn điều lệ chia cho vốn điều lệ thực có của Quỹ tại thời điểm xác định tỷ lệ chấp nhận rủi ro.

      Theo quy định tại Điều 38 Nghị định 39/2019/NĐ-CP' onclick="vbclick('4F6D8', '294851');" target='_blank'>Điều 38 Nghị định 39/2019/NĐ-CP (có hiệu lực ngày 01/07/2019) thì trích lập dự phòng rủi ro cho vay như sau:

      - Quỹ trích lập dự phòng rủi ro cho vay trực tiếp và được tính vào chi phí hoạt động của Quỹ như sau:

      + Trích lập dự phòng rủi ro chung bằng 0,75%/năm tính trên tổng dư nợ cho vay trực tiếp tại thời điểm trích lập;

      + Trích lập dự phòng rủi ro cụ thể: Căn cứ kết quả phân loại nợ, Quỹ trích lập dự phòng rủi ro cụ thể đối với dư nợ cho vay trực tiếp. Mức trích từng nhóm nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các tổ chức tín dụng.

      - Ngân hàng trích lập dự phòng rủi ro đối với dư nợ cho vay gián tiếp theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về trích lập dự phòng rủi ro của các tổ chức tín dụng.

      Trên đây là quy định về trích lập dự phòng rủi ro cho vay của Quỹ phát triển DN nhỏ và vừa.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn