Trong giải quyết phá sản thì Tòa án có thể ủy thác cho một Tòa án khác thu hồi tài sản của người bị phá sản không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 09/09/2022

Trong giải quyết phá sản thì Tòa án có thể ủy thác cho một Tòa án khác thu hồi tài sản của người bị phá sản không? Hoạt động của doanh nghiệp sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản được giám sát như thế nào? Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản thì doanh nghiệp không được thực hiện hoạt động nào?

Chào anh chị tư vấn viên. Doanh nghiệp của tôi sau đợt dịch covid thì làm ăn không được khả quan và tôi tính đến thủ tục phá sản nhưng tôi có thắc mắc là khi tôi làm thủ tục phá sản xong thì Tòa án có thể ủy thác cho một Tòa án khác thu hồi tài sản tôi không?

Mong tư vấn từ anh chị. Tôi cảm ơn. 

    • Trong giải quyết phá sản thì Tòa án có thể ủy thác cho một Tòa án khác thu hồi tài sản của người bị phá sản không?
      (ảnh minh họa)
    • 1. Trong giải quyết phá sản thì Tòa án có thể ủy thác cho một Tòa án khác thu hồi tài sản của người bị phá sản không?

      Tại Điều 50 Luật Phá sản 2014 quy định ủy thác tư pháp trong việc giải quyết phá sản, theo đó:

      1. Trong quá trình giải quyết phá sản, Tòa án nhân dân có thể ra quyết định ủy thác để Tòa án nhân dân khác thu hồi tài sản, lấy lời khai của những người tham gia thủ tục phá sản, thẩm định tại chỗ, định giá tài sản hoặc biện pháp khác để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ việc phá sản.
      2. Trong quyết định ủy thác phải ghi rõ tên, địa chỉ của người tham gia thủ tục phá sản liên quan đến việc ủy thác và công việc ủy thác cụ thể.
      3. Tòa án nhân dân nhận được quyết định ủy thác có trách nhiệm thực hiện công việc cụ thể được ủy thác trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định ủy thác và thông báo kết quả bằng văn bản cho Tòa án nhân dân đã ra quyết định ủy thác; trường hợp không thực hiện được việc ủy thác thì phải thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do của việc không thực hiện được việc ủy thác cho Tòa án nhân dân đã ra quyết định ủy thác.

      Theo đó, trong quá trình giải quyết phá sản thì Tòa án nhân dân có thể ra quyết định ủy thác để Tòa án nhân dân khác thu hồi tài sản của bạn liên quan đến vụ việc phá sản.

      2. Hoạt động của doanh nghiệp sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản được giám sát như thế nào?

      Căn cứ Điều 49 Luật Phá sản 2014 quy định việc giám sát hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, cụ thể như sau:

      1. Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp, hợp tác xã phải báo cáo Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trước khi thực hiện các hoạt động sau:
      a) Hoạt động liên quan đến việc vay, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, mua bán, chuyển nhượng, cho thuê tài sản; bán, chuyển đổi cổ phần; chuyển quyền sở hữu tài sản;
      b) Chấm dứt thực hiện hợp đồng có hiệu lực;
      c) Thanh toán khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản; trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã.
      2. Hình thức báo cáo gồm báo cáo trực tiếp, thư bảo đảm, thư thường, thư điện tử, fax, telex.
      3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của doanh nghiệp, hợp tác xã thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có trách nhiệm trả lời cho doanh nghiệp, hợp tác xã việc được thực hiện hoặc không được thực hiện các hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này và phải chịu trách nhiệm về việc trả lời của mình. Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phải báo cáo Thẩm phán về nội dung trả lời của mình.
      4. Các hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện mà không có sự đồng ý của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thì bị đình chỉ thực hiện, khôi phục lại tình trạng ban đầu và giải quyết hậu quả theo quy định của pháp luật.

      Như vậy, theo quy định nêu trên thì hoạt động của doanh nghiệp sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản được Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản giám sát theo những nội dung nêu trên.

      3. Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản thì doanh nghiệp không được thực hiện hoạt động nào?

      Theo Điều 48 Luật Phá sản 2014 quy định hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã bị cấm sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, theo đó:

      1. Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, cấm doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện các hoạt động sau:
      a) Cất giấu, tẩu tán, tặng cho tài sản;
      b) Thanh toán khoản nợ không có bảo đảm, trừ khoản nợ không có bảo đảm phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản và trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã quy định tại điểm c khoản 1 Điều 49 của Luật này;
      c) Từ bỏ quyền đòi nợ;
      d) Chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.
      2. Giao dịch quy định tại khoản 1 Điều này là vô hiệu và xử lý theo quy định tại Điều 60 của Luật này.

      Theo đó, sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản thì doanh nghiệp không được thực hiện các hoạt động nêu trên.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn