Vi phạm của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên bị xử phạt như thế nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 22/08/2022

Vi phạm của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên bị xử phạt như thế nào? Vi phạm quy định về việc thành lập, đăng ký hoạt động của văn phòng giám định tư pháp bị xử lý như thế nào? Vi phạm quy định về người trưng cầu, người yêu cầu giám định tư pháp bị phạt như nào? Vi phạm quy định về hoạt động giám định tư pháp bị xử lý như thế nào? 

Mong anh chị Luật sư tư vấn. Tôi cảm ơn. 

    • 1. Vi phạm của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên bị xử phạt như thế nào?

      Tại Điều 17 Nghị định 82/2020/NĐ-CP' onclick="vbclick('5FDA3', '373120');" target='_blank'>Điều 17 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định xử lý vi phạm của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên:

      1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với Hiệp hội công chứng viên Việt Nam không thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoặc báo cáo khác theo yêu cầu của Bộ Tư pháp.

      2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với Hiệp hội công chứng viên Việt Nam không báo cáo Bộ Tư pháp về đề án tổ chức đại hội nhiệm kỳ, phương án nhân sự, kết quả đại hội.

      2. Vi phạm quy định về việc thành lập, đăng ký hoạt động của văn phòng giám định tư pháp bị xử lý như thế nào?

      Theo Điều 18 Nghị định 82/2020/NĐ-CP' onclick="vbclick('5FDA3', '373120');" target='_blank'>Điều 18 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định xử lý vi phạm quy định về việc thành lập, đăng ký hoạt động của văn phòng giám định tư pháp như sau:

      1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong hồ sơ xin phép thành lập; quyết định cho phép thành lập trong hồ sơ đăng ký hoạt động văn phòng giám định tư pháp.

      2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy đăng ký hoạt động của văn phòng giám định tư pháp.

      3. Hình thức xử phạt bổ sung:

      Tịch thu tang vật là quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp, quyết định cho phép thành lập, giấy đăng ký hoạt động của văn phòng giám định tư pháp bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.

      4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

      a) Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với quyết định cho phép thành lập, giấy đăng ký hoạt động của văn phòng giám định tư pháp đã cấp do có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này; quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại khoản 1 Điều này;

      b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.

      3. Vi phạm quy định về người trưng cầu, người yêu cầu giám định tư pháp bị phạt như nào?

      Căn cứ Điều 19 Nghị định 82/2020/NĐ-CP' onclick="vbclick('5FDA3', '373120');" target='_blank'>Điều 19 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định xử lý vi phạm quy định về người trưng cầu, người yêu cầu giám định tư pháp bị phạt như sau:

      1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp không đầy đủ, không chính xác thông tin, tài liệu có liên quan đến đối tượng giám định theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức thực hiện giám định.

      2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi giả mạo hoặc làm sai lệch đối tượng giám định.

      3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi xúi giục, ép buộc người giám định tư pháp đưa ra kết luận giám định tư pháp sai sự thật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

      4. Vi phạm quy định về hoạt động giám định tư pháp bị xử lý như thế nào?

      Căn cứ Điều 20 Nghị định 82/2020/NĐ-CP' onclick="vbclick('5FDA3', '373120');" target='_blank'>Điều 20 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định xử lý vi phạm quy định về hoạt động giám định tư pháp như sau:

      1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

      a) Kéo dài thời gian thực hiện giám định mà không có lý do chính đáng;

      b) Không ghi nhận kịp thời, đầy đủ toàn bộ quá trình thực hiện giám định bằng văn bản;

      c) Không thực hiện đầy đủ các quy định về lập, lưu giữ, bảo quản hồ sơ giám định;

      d) Không tạo điều kiện để người giám định tư pháp thực hiện giám định;

      đ) Không giải thích kết luận giám định theo yêu cầu của người trưng cầu, người yêu cầu giám định mà không có lý do chính đáng;

      e) Thông báo không đúng thời hạn hoặc không thông báo bằng văn bản theo quy định cho người trưng cầu, người yêu cầu giám định trong trường hợp từ chối giám định.

      2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

      a) Đánh tráo hoặc có hành vi làm sai lệch đối tượng giám định;

      b) Không bảo quản các mẫu vật, tài liệu có liên quan đến vụ việc giám định;

      c) Tiết lộ nội dung kết luận giám định cho người khác mà không được người trưng cầu, người yêu cầu giám định đồng ý bằng văn bản;

      d) Không lập, lưu giữ hồ sơ giám định;

      đ) Không thực hiện giám định theo đúng nội dung yêu cầu giám định;

      e) Không tuân thủ quy trình giám định, quy chuẩn chuyên môn trong quá trình thực hiện giám định;

      g) Tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung kết luận giám định;

      h) Can thiệp, cản trở việc thực hiện giám định của người giám định tư pháp;

      i) Không phân công hoặc phân công người không có khả năng chuyên môn phù hợp với nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định;

      k) Đưa ra bản kết luận giám định không tuân thủ về hình thức hoặc nội dung theo quy định;

      l) Kết luận giám định những vấn đề không thuộc phạm vi chuyên môn được yêu cầu.

      3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

      a) Lợi dụng việc giám định để trục lợi;

      b) Tiết lộ bí mật thông tin mà mình biết được khi tiến hành giám định;

      c) Từ chối đưa ra kết luận giám định mà không có lý do chính đáng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

      d) Kết luận giám định sai sự thật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

      đ) Thực hiện giám định trong trường hợp phải từ chối giám định theo quy định của pháp luật;

      e) Ghi nhận không trung thực kết quả trong quá trình giám định mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

      4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

      a) Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng xem xét việc sử dụng kết luận giám định khi phát hiện vi phạm làm ảnh hưởng đến nội dung kết luận giám định đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, đ, e, g và i khoản 2, các điểm d, đ và e khoản 3 Điều này;

      b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn