Xuất phát từ những nguyên nhân gì mà phải tiếp tục cơ cấu lại nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 22/03/2019

Chào Ban tư vấn, tôi tên Thanh Tài là công chức Nhà nước, Ban tư vấn vui lòng cho tôi hỏi: Xuất phát từ những nguyên nhân như thế nào mà phải tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới, nâng cao hiệu quả Doanh nghiệp nhà nước?

    • Tại Mục I Nghị quyết 12-NQ/TW năm 2017 về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước do Ban Chấp hành Trung ương ban hành, có quy định:

      Việc tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng chủ yếu là do nguyên nhân chủ quan:

      - Nhận thức về vai trò, vị trí của kinh tế nhà nước và doanh nghiệp nhà nước, về yêu cầu và giải pháp cơ cấu lại, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước còn chưa đầy đủ; một số vấn đề chưa rõ, còn ý kiến khác nhau nhưng chưa được kịp thời tổng kết thực tiễn, kết luận, dẫn đến chưa có sự thống nhất cao trong nhận thức và hành động.

      - Việc thể chế hóa và tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng về doanh nghiệp nhà nước còn nhiều yếu kém, bất cập. Chủ quan, nóng vội trong thực hiện chủ trương thí điểm thành lập các tập đoàn kinh tế nhà nước hoạt động đa ngành. Lúng túng trong xác định mô hình cơ quan đại diện chủ sở hữu. Kỷ cương, kỷ luật không nghiêm.

      - Thể chế quản lý, quản trị doanh nghiệp nhà nước còn không ít hạn chế, yếu kém, tạo kẽ hở để hình thành “nhóm lợi ích”, thao túng hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, tham nhũng, lãng phí; không rõ ràng về trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân; quyền hạn chưa gắn với trách nhiệm trong quản trị, điều hành doanh nghiệp nhà nước; thiếu cơ chế kiểm soát quyền lực.

      - Công tác đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, bổ nhiệm cán bộ trong các doanh nghiệp nhà nước còn nhiều hạn chế. Một bộ phận không nhỏ cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước yếu kém về năng lực quản lý, điều hành, sa sút về tinh thần trách nhiệm, suy thoái về phẩm chất đạo đức, lối sống, vi phạm pháp luật, tham nhũng, lãng phí.

      - Hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán của các cơ quan quản lý nhà nước không cao. Tình trạng thực hiện chưa nghiêm túc chủ trương của Đảng, vi phạm pháp luật, rủi ro, yếu kém, thua lỗ trong doanh nghiệp nhà nước không được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh.

      Trên đây là nội dung tư vấn.

      Trân trọng và chúc sức khỏe!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn