Cán bộ, giáo viên, giảng viên phụ trách công tác Chữ thập đỏ trong trường học có những quyền gì?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 15/12/2017

Quyền hạn của cán bộ, giáo viên, giảng viên phụ trách công tác Chữ thập đỏ trong trường học được quy định thế nào? Xin chào Quý Ban biên tập. Tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại Quảng Bình. Trong quá trình làm việc, tôi có quan tâm và tìm hiểu thêm về hoạt động chữ thập đỏ trong trường học. Tuy nhiên, một vài vấn đề tôi chưa nắm rõ, mong được giải đáp. Cho tôi hỏi, hiện nay, cán bộ, giáo viên, giảng viên phụ trách công tác Chữ thập đỏ trong trường học có những quyền gì? Vấn đề này tôi có thể tham khảo thêm tại đâu? Rất mong sớm nhận được sự hỗ trợ từ Quý chuyên gia. Xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe!  Đặng Ngọc Hùng (01222***)

    • Ngày 14/3/2014, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 07/2014/TT-BGDĐT về hoạt động chữ thập đỏ trong trường học. Thông tư này quy định về hoạt động chữ thập đỏ trong trường học, bao gồm: hoạt động chữ thập đỏ của thanh niên, thiếu niên trong trường học, tập huấn sơ cấp cứu trong trường học, nhiệm vụ, quyền hạn của thanh niên, thiếu niên và cán bộ, giáo viên tham gia hoạt động chữ thập đỏ trong trường học và áp dụng đối với các trường học, bao gồm: cơ sở giáo dục phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục đại học và trường trung cấp chuyên nghiệp (sau đây gọi chung là trường học); các tổ chức và cá nhân có liên quan.

      Theo đó, quyền hạn của cán bộ, giáo viên, giảng viên phụ trách công tác Chữ thập đỏ trong trường học là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Khoản 2 Điều 8 Thông tư 07/2014/TT-BGDĐT. Cụ thể như sau:

      a) Được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng công tác Hội và phong trào chữ thập đỏ; được cung cấp thông tin và tham gia xây dựng các hoạt động chữ thập đỏ trong và ngoài trường học.

      b) Được hỗ trợ các điều kiện, trang thiết bị cần thiết khi tham gia hoạt động chữ thập đỏ trong khả năng thực tế của các nhà trường.

      c) Được tổ chức Hội Chữ thập đỏ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp; được giúp đỡ khi bản thân hoặc gia đình khó khăn; khi trực tiếp tham gia hoạt động chữ thập đỏ bị tai nạn dẫn đến thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng thì được hưởng các chính sách theo quy định hiện hành; được hưởng các chế độ, chính sách phù hợp với hiệu quả hoạt động và điều kiện thực tiễn của địa phương.

      d) Được tôn vinh, khen thưởng hoặc đề nghị khen thưởng khi có thành tích, đóng góp xuất sắc cho các hoạt động chữ thập đỏ.

      Để bạn nắm rõ hơn vấn đề, Ban biên tập gửi tới bạn một số thông tin về nhiệm vụ của cán bộ, giáo viên, giảng viên phụ trách công tác Chữ thập đỏ trong trường học bao gồm:

      a) Chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng nhà trường về các hoạt động chữ thập đỏ trong trường học.

      b) Xây dựng kế hoạch trình Hiệu trưởng nhà trường phê duyệt, tổ chức các hoạt động chữ thập đỏ trong trường học.

      c) Tuyên truyền, vận động, xây dựng lực lượng thanh niên, thiếu niên tham gia hoạt động chữ thập đỏ trong trường học.

      d) Định kỳ báo cáo, kiểm tra, đánh giá các hoạt động chữ thập đỏ trong nhà trường theo quy định.

      Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về quyền hạn của cán bộ, giáo viên, giảng viên phụ trách công tác Chữ thập đỏ trong trường học. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 07/2014/TT-BGDĐT.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • Khoản 2 Điều 8 Thông tư 07/2014/TT-BGDĐT Tải về
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn