Để học thạc sĩ yêu cầu cần có bằng IELTS từ bao nhiêu? Có bao nhiêu phương thức tuyển sinh thạc sĩ?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 27/08/2022

Để học thạc sĩ yêu cầu cần có bằng IETLS từ bao nhiêu? Có bao nhiêu phương thức tuyển sinh thạc sĩ?

Chào Ban biên tập, em có vấn đề cần được giải đáp. Em vừa tốt nghiệp ngành thiết kế nội thất vào tháng 5/2022 tại Đại học D. Em có dự định sẽ học lên thạc sĩ vào tháng 12/2022. Em nghe nói là muốn tham gia dự tuyển học thạc sĩ thì phải có bằng IELTS. IELTS của em hiện tại chỉ mới ở mức 3.5, cho em hỏi là em có thể tham gia dự tuyển được không hay là yêu cầu cao hơn?

Rất mong được Ban biên tập giải đáp giúp em.

    • 1. Để học thạc sĩ yêu cầu cần có bằng IELTS từ bao nhiêu?

      Tại Khoản 1 Điều 5 Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành kèm theo Thông tư 23/2021/TT-BGDĐT quy định đối tượng và điều kiện dự tuyển như sau:

      1. Yêu cầu đối với người dự tuyển:

      a) Đã tốt nghiệp hoặc đã đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) ngành phù hợp; đối với chương trình định hướng nghiên cứu yêu cầu hạng tốt nghiệp từ khá trở lên hoặc có công bố khoa học liên quan đến lĩnh vực sẽ học tập, nghiên cứu;

      b) Có năng lực ngoại ngữ từ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;

      c) Đáp ứng các yêu cầu khác của chuẩn chương trình đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và theo quy định của chương trình đào tạo.

      Theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 23/2021/TT-BGDĐT quy định bảng tham chiếu quy đổi một số văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ tương đương bậc 3 và bậc 4 khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam áp dụng trong tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ như sau:

      TT

      Ngôn ngữ

      Chứng chỉ /Văn bằng

      Trình độ/Thang điểm

      Tương đương Bậc 3

      Tương đương Bậc 4

      1

      Tiếng Anh

      TOEFL iBT

      30-45

      46-93

      TOEFL ITP

      450-499

      IELTS

      4.0 - 5.0

      5.5 -6.5

      Cambridge

      Assessment

      English

      B1 Preliminary/B1 Business Preliminary/ Linguaskill.

      Thang điểm: 140-159

      B2 First/B2 Business Vantage/

      Linguaskill. Thang điểm: 160-179

      TOEIC (4 kỹ năng)

      Nghe: 275-399

      Đọc: 275-384

      Nói: 120-159

      Viết: 120-149

      Nghe: 400-489

      Đọc: 385-454

      Nói: 160-179

      Viết: 150-179

      Như vậy, theo quy định trên muốn tham gia dự tuyển học thạc sĩ thì cần phải có bằng IELTS từ 4.0 trở lên. Hiện tại IELTS của bạn chỉ mới ở mức 3.5 thì bạn vẫn chưa đủ điều kiện để tham gia dự tuyển thạc sĩ.

      IELTS từ 3.5 lên 4.0 không hề khó nên bạn có thể tham gia học một khóa ngắn hạn 2 tháng và sau đó đăng ký thi để có bằng IELTS 4.0 trước tháng 12/2022.

      2. Có bao nhiêu phương thức tuyển sinh thạc sĩ?

      Căn cứ Điều 6 Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành kèm theo Thông tư 23/2021/TT-BGDĐT quy định tổ chức tuyển sinh và công nhận học viên như sau:

      1. Việc tuyển sinh được tổ chức một hoặc nhiều lần trong năm do cơ sở đào tạo quyết định khi đáp ứng đủ điều kiện bảo đảm chất lượng thực hiện chương trình đào tạo thạc sĩ theo quy định hiện hành.

      2. Phương thức tuyển sinh do cơ sở đào tạo quyết định bao gồm thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển; bảo đảm đánh giá minh bạch, công bằng, khách quan và trung thực về kiến thức, năng lực của người dự tuyển. Cơ sở đào tạo được tổ chức tuyển sinh trực tuyến khi đáp ứng những điều kiện bảo đảm chất lượng để kết quả đánh giá tin cậy và công bằng như đối với tuyển sinh trực tiếp.

      3. Thông báo tuyển sinh được công bố công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo ít nhất 45 ngày tính đến ngày kết thúc nhận hồ sơ dự tuyển, bao gồm những thông tin sau:

      a) Đối tượng và điều kiện dự tuyển;

      b) Chỉ tiêu tuyển sinh theo chương trình đào tạo, hình thức đào tạo;

      c) Danh mục ngành phù hợp của từng chương trình đào tạo và quy định những trường hợp phải hoàn thành học bổ sung;

      d) Hồ sơ dự tuyển;

      đ) Kế hoạch và phương thức tuyển sinh;

      e) Mức học phí, mức thu dịch vụ tuyển sinh và khoản thu dịch vụ khác cho lộ trình từng năm học, cả khóa học;

      g) Những thông tin cần thiết khác.

      4. Cơ sở đào tạo ra quyết định công nhận học viên trúng tuyển khi đáp ứng đầy đủ yêu cầu đầu vào của chương trình đào tạo kèm theo các minh chứng.

      5. Quy chế của cơ sở đào tạo quy định cụ thể:

      a) Kế hoạch tuyển sinh, thông báo tuyển sinh, phương thức tuyển sinh;

      b) Quy trình tổ chức thi tuyển, xét tuyển, kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển, đánh giá năng lực ngoại ngữ đầu vào và công nhận học viên trúng tuyển;

      c) Các chính sách ưu tiên trong tuyển sinh;

      d) Công tác lưu trữ, bảo mật trong công tác tổ chức thi tuyển và xét tuyển;

      đ) Việc kiểm tra, thanh tra và giám sát nội bộ trong công tác tuyển sinh;

      e) Trách nhiệm của các tổ chức, đơn vị và cá nhân trong công tác tổ chức tuyển sinh;

      g) Những quy định khác liên quan đến tuyển sinh.

      Do đó, phương thức tuyển sinh thạc sĩ có 2 phương thức bao gồm: thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn