Đề xuất: Từ năm 2025 có 04 môn thi tốt nghiệp THPT bắt buộc đúng không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 21/03/2023

Xin hỏi theo dự thảo mới quy định từ năm 2025 có 04 môn thi tốt nghiệp THPT bắt buộc đúng không? - Câu hỏi của Hà Phương (Long An).

    • Đề xuất: Từ năm 2025 có 04 môn thi tốt nghiệp THPT bắt buộc đúng không?

      Theo Dự thảo Phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 quy định các môn thi, hình thức thi tốt nghiệp THPT dự kiến từ năm 2025 như sau:

      5. Môn thi, hình thức thi

      - Tổ chức thi theo môn, trong đó các môn học bắt buộc gồm Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử (đối với GDPT), Ngữ văn, Toán, Lịch sử (đối với GDTX) và các môn học lụa chọn ở bậc THPT gồm: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ. Theo đó, Thí sinh học chương trình THPT dự thi 04 môn học bắt buộc gồm Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử và 02 môn học lựa chọn trong số 04 môn học dã chọn học; thí sinh học chương trình chương trình GDTX cấp THPT dự thi 03 môn học bắt buộc gồm Ngữ văn, Toán, Lịch sử và 02 môn học lựa chọn trong số 04 môn học đã chọn học.

      - Môn Ngữ văn thi theo hình thúc tự luận; các môn còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm. Ngân hàng câu hỏi thi và đề thi cho tất cả các môn được xây dựng theo định hướng chú trọng đánh giá năng lực.

      Như vậy, theo dự thảo Phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 mới được ban hành thì các môn thi bắt buộc gồm Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử đối với giáo dục phổ thông; Ngữ văn, Toán, Lịch sử đối với giáo dục thường xuyên.

      Môn lịch sử sẽ là môn thi bắt buộc đối với học sinh giáo dục phổ thông và học sinh giáo dục thường xuyên.

      (Hình từ Internet)

      Thủ tục dự thi tốt nghiệp THPT hiện nay như thế nào?

      Tại Điều 14 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT có quy định về trách nhiệm của thí sinh thi tốt nghiệp THPT như sau:

      Trách nhiệm của thí sinh

      1. ĐKDT theo quy định tại Điều 13 Quy chế này và theo hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT hằng năm của Bộ GDĐT.

      2. Có mặt tại phòng thi đúng thời gian quy định ghi trong Giấy báo dự thi để làm thủ tục dự thi:

      a) Xuất trình giấy Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân (gọi chung là thẻ Căn cước công dân) và nhận Thẻ dự thi;

      b) Nếu thấy có những sai sót về họ, tên đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh, đối tượng ưu tiên, khu vực ưu tiên, phải báo ngay cho cán bộ coi thi (CBCT) hoặc người làm nhiệm vụ tại Điểm thi để xử lý kịp thời;

      c) Trường hợp bị mất thẻ Căn cước công dân hoặc các giấy tờ cần thiết khác, phải báo cáo ngay cho Trưởng Điểm thi để xem xét, xử lý.

      3. Mỗi buổi thi, có mặt tại phòng thi đúng thời gian quy định, chấp hành hiệu lệnh của Ban Coi thi và hướng dẫn của CBCT. Thí sinh đến chậm quá 15 phút sau khi có hiệu lệnh tính giờ làm bài sẽ không được dự thi buổi thi đó.

      4. Phải tuân thủ các quy định sau đây trong phòng thi:

      a) Trình Thẻ dự thi cho CBCT;

      b) Ngồi đúng vị trí có ghi số báo danh của mình;

      c) Trước khi làm bài thi, phải ghi đầy đủ số báo danh và thông tin của thí sinh vào đề thi, giấy thi, Phiếu TLTN, giấy nháp;

      d) Khi nhận đề thi, phải kiểm tra kỹ số trang và chất lượng các trang in; nếu phát hiện thấy đề thiếu trang hoặc rách, hỏng, nhòe, mờ phải báo cáo ngay với CBCT trong phòng thi, chậm nhất 05 (năm) phút tính từ thời điểm phát đề thi;

      đ) Không được trao đổi, chép bài của người khác, sử dụng tài liệu trái phép để làm bài thi hoặc có những cử chỉ, hành động gian lận, làm mất trật tự phòng thi; nếu muốn có ý kiến phải giơ tay để báo cáo CBCT, sau khi được phép, thí sinh đứng trình bày công khai với CBCT ý kiến của mình;

      e) Không được đánh dấu hoặc làm ký hiệu riêng, không được viết bằng bút chì, trừ tô các ô trên Phiếu TLTN; chỉ được viết bằng một màu mực (không được dùng mực màu đỏ);

      g) Khi có hiệu lệnh hết giờ làm bài, phải ngừng làm bài ngay;

      ...

      Như vậy, thủ tục dự thi tốt nghiệp THPT như sau:

      - Thí sinh xuất trình giấy Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân và nhận Thẻ dự thi;

      - Nếu thấy có những sai sót về họ, tên đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh, đối tượng ưu tiên, khu vực ưu tiên, phải báo ngay cho cán bộ coi thi (CBCT) hoặc người làm nhiệm vụ tại Điểm thi để xử lý kịp thời;

      - Trường hợp bị mất thẻ Căn cước công dân hoặc các giấy tờ cần thiết khác, phải báo cáo ngay cho Trưởng Điểm thi để xem xét, xử lý.

      Hội đồng ra đề thi trong kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia có những thành phần nào?

      Khoản 2 Điều 17 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT quy định về thành phần ra đề thi trong kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia như sau:

      Hội đồng ra đề thi

      ...

      2. Thành phần Hội đồng ra đề thi:

      a) Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Cục QLCL hoặc lãnh đạo Vụ Giáo dục Trung học;

      b) Các Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Cục trưởng Cục QLCL, lãnh đạo một số đơn vị liên quan thuộc Bộ GDĐT và lãnh đạo các phòng, trung tâm thuộc Cục QLCL;

      c) Ủy viên, thư ký, người làm nhiệm vụ về tin học - kỹ thuật là công chức, viên chức, người lao động của các đơn vị thuộc Bộ GDĐT; trong đó, ủy viên thường trực là công chức thuộc Cục QLCL;

      d) Người soạn thảo đề thi và phản biện đề thi là những công chức, viên chức, giáo viên đã và đang công tác tại các cơ sở giáo dục đào tạo, viện nghiên cứu; mỗi bài thi/môn thi có một Tổ ra đề thi gồm Tổ trưởng và người soạn thảo đề thi, phản biện đề thi;

      đ) Lực lượng công an do Bộ Công an điều động;

      e) Bảo vệ, y tế, nhân viên phục vụ do Bộ GDĐT điều động

      ...

      Theo đó, thành phần ra đề thi gồm:

      - Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng hoặc lãnh đạo Vụ Giáo dục Trung học;

      - Các Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, lãnh đạo một số đơn vị liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo và lãnh đạo các phòng, trung tâm thuộc Cục Quản lý chất lượng;

      - Ủy viên, thư ký, người làm nhiệm vụ về tin học - kỹ thuật là công chức, viên chức, người lao động của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo ; trong đó, ủy viên thường trực là công chức thuộc Cục Quản lý chất lượng;

      - Người soạn thảo đề thi và phản biện đề thi là những công chức, viên chức, giáo viên đã và đang công tác tại các cơ sở giáo dục đào tạo, viện nghiên cứu; mỗi bài thi/môn thi có một Tổ ra đề thi gồm Tổ trưởng và người soạn thảo đề thi, phản biện đề thi;

      - Lực lượng công an do Bộ Công an điều động;

      - Bảo vệ, y tế, nhân viên phục vụ do Bộ Giáo dục và Đào tạo điều động

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn