Đơn vị nào tổ chức thẩm định chương trình giáo dục mầm non?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 16/03/2022

Đơn vị nào tổ chức thẩm định chương trình giáo dục mầm non? Quy trình thẩm định chương trình giáo dục mầm non?

Chương trình làm việc của Hội đồng thẩm định? 

    • Đơn vị nào tổ chức thẩm định chương trình giáo dục mầm non?

      Căn cứ theo Điều 13 Thông tư 49/2020/TT-BGDĐT quy định về đơn vị tổ chức thẩm định chương trình như sau:

      Vụ Giáo dục mầm non chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Bộ trưởng tổ chức thẩm định chương trình và thực hiện các nhiệm vụ

      1. Đề xuất danh sách các thành viên của Hội đồng thẩm định.

      2. Chuẩn bị các điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động của Hội đồng thẩm định.

      3. Hướng dẫn Hội đồng thẩm định thực hiện mục đích và yêu cầu của việc thẩm định.

      4. Tiếp nhận và chuyển dự thảo chương trình giáo dục mầm non đến từng thành viên của Hội đồng thẩm định; tiếp nhận hồ sơ và các đề xuất, kiến nghị của Hội đồng thẩm định để trình Bộ trưởng xem xét, quyết định.

      5. Trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định việc ban hành chương trình giáo dục mầm non.

      6. Lưu trữ dự thảo, biên bản các cuộc họp của Hội đồng thẩm định và các tài liệu liên quan trong quá trình tổ chức thẩm định và bàn giao cho bộ phận lưu trữ của Bộ Giáo dục và Đào tạo sau khi Hội đồng thẩm định hoàn thành nhiệm vụ.

      Như vậy việc thẩm định do Vụ Giáo dục mầm non chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan thẩm định chương trình và thực hiện các nhiệm vụ.

      Quy trình thẩm định chương trình giáo dục mầm non?

      Căn cứ theo Điều 11 Thông tư 49/2020/TT-BGDĐT quy định về quy trình thẩm định chương trình như sau:

      1. Thành viên Hội đồng thẩm định đọc thẩm định: Chậm nhất mười lăm (15) ngày trước phiên họp đầu tiên của Hội đồng thẩm định, dự thảo chương trình được gửi cho các thành viên Hội đồng thẩm định; thành viên Hội đồng thẩm định đọc, nghiên cứu dự thảo và ghi nhận xét về dự thảo theo quy định tại Điều 4 Thông tư này.

      2. Họp Hội đồng thẩm định để tiến hành thảo luận chung về dự thảo theo quy định tại Điều 4 Thông tư này.

      3. Thành viên Hội đồng thẩm định đánh giá dự thảo

      a) Đánh giá và xếp loại dự thảo theo từng tiêu chí vào một trong ba loại: "Đạt", "Đạt nhưng cần sửa chữa", "Chưa đạt";

      b) Đánh giá chung và xếp dự thảo vào một trong ba loại: "Đạt", "Đạt nhưng cần sửa chữa", "Chưa đạt";

      - Dự thảo được xếp loại bằng phiếu "Đạt" nếu kết quả đánh giá theo tất cả các tiêu chí đều thuộc loại "Đạt";

      - Dự thảo được xếp loại bằng phiếu "Đạt nhưng cần sửa chữa" nếu kết quả đánh giá có tất cả các tiêu chí đều thuộc loại "Đạt" và "Đạt nhưng cần sửa chữa";

      - Dự thảo được xếp loại bằng phiếu "Chưa đạt" đối với các trường hợp còn lại.

      4. Hội đồng thẩm định đánh giá dự thảo chương trình

      a) Nếu dự thảo có ít nhất ba phần tư (3/4) tổng số thành viên Hội đồng thẩm định tham gia đánh giá xếp loại bằng phiếu "Đạt" thì dự thảo được gửi cho cơ quan tổ chức thẩm định trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

      b) Nếu dự thảo có ít nhất ba phần tư (3/4) tổng số thành viên Hội đồng thẩm định tham gia đánh giá, xếp loại bằng phiếu “Đạt” và "Đạt nhưng cần sửa chữa", sau 15 ngày kể từ khi có kết luận của Chủ tịch Hội đồng, cơ quan soạn thảo cần gửi bản chỉnh sửa, giải trình về Chủ tịch và 2 uỷ viên phản biện Hội đồng cho ý kiến đánh giá thẩm định lại;

      c) Đối với trường hợp “Chưa đạt”, sau khi cơ quan biên soạn dự thảo chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện theo các góp ý của Hội đồng Thẩm định, dự thảo được thẩm định lại theo quy định tại khoản 1, 2, 3 điều này.

      Chương trình làm việc của Hội đồng thẩm định?

      Căn cứ theo Điều 12 Thông tư 49/2020/TT-BGDĐT quy định về Chương trình làm việc của Hội đồng thẩm định như sau:

      1. Thư ký Hội đồng thẩm định công bố Quyết định thành lập hội đồng.

      2. Hội đồng thẩm định thông qua chương trình làm việc.

      3. Đại diện cơ quan, đơn vị chủ trì biên soạn trình bày quá trình tổ chức biên soạn chương trình giáo dục mầm non.

      4. Thành viên Hội đồng thẩm định trình bày ý kiến phản biện, nhận xét về chương trình giáo dục mầm non.

      5. Đại diện cơ quan, đơn vị chủ trì biên soạn giải trình những vấn đề liên quan đến chương trình giáo dục mầm non, tài liệu theo đề nghị của thành viên Hội đồng thẩm định.

      6. Hội đồng thẩm định bầu Ban kiểm phiếu và bỏ phiếu thẩm định theo quy định.

      7. Ban kiểm phiếu tiến hành kiểm phiếu; ghi biên bản kiểm phiếu; Trưởng Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu. Trường hợp cho hai (02) hoặc ba (03) mức kết quả thẩm định bằng nhau thì kết quả bỏ phiếu căn cứ vào ý kiến kết luận của Chủ tịch Hội đồng thẩm định.

      8. Chủ tịch Hội đồng thẩm định kết luận nội dung cuộc họp thẩm định.

      9. Hội đồng thẩm định thông qua biên bản cuộc họp thẩm định.

      10. Hội đồng thẩm định gửi Bộ trưởng báo cáo thẩm định sau năm (05) ngày kết thúc làm việc.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn