Giáo dục tiểu học có phải là bắt buộc không? Độ tuổi của học sinh tiểu học la bao nhiêu?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 30/06/2022

Giáo dục tiểu học có phải là bắt buộc không? Độ tuổi của học sinh tiểu học la bao nhiêu? Con em năm nay 08 tuổi, tôi làm việc ở Campuchia nên không cho con đi học nay tôi mới về nước nhưng bé đã quá tuổi học lớp một rồi nên tôi định không cho con học nhưng không biết tiểu học có phải là cấp độ học bắt buộc không? Độ tuổi học sinh tiểu học là bao nhiêu?

    • Học tiểu học có phải là bắt buộc không?

      Căn cứ Điều 14 Luật giáo dục 2019' onclick="vbclick('59C31', '364611');" target='_blank'>Điều 14 Luật giáo dục 2019 quy định về phổ cập giáo dục và giáo dục bắt buộc như sau:

      1. Giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc.

      Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 05 tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

      2. Nhà nước chịu trách nhiệm thực hiện giáo dục bắt buộc trong cả nước; quyết định kế hoạch, bảo đảm các điều kiện để thực hiện phổ cập giáo dục.

      3. Mọi công dân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để thực hiện phổ cập giáo dục và hoàn thành giáo dục bắt buộc.

      4. Gia đình, người giám hộ có trách nhiệm tạo điều kiện cho các thành viên của gia đình trong độ tuổi quy định được học tập để thực hiện phổ cập giáo dục và hoàn thành giáo dục bắt buộc.

      Bên cạnh đó Khoản 1 Điều 35 Điều lệ Trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định về quyền của học sinh như sau:

      1. Được học tập

      a) Được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân; được học ở một trường, lớp thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học thuận tiện đi lại đối với bản thân trên địa bàn cư trú.

      b) Học sinh được chọn trường học hoặc chuyển đến học trường khác ngoài địa bàn cư trú, nếu trường đó có khả năng tiếp nhận.

      c) Học sinh trong độ tuổi tiểu học từ nước ngoài về nước, con em người nước ngoài học tập, làm việc tại Việt Nam, trẻ em vì hoàn cảnh khó khăn chưa được đi học ở nhà trường nếu có nguyện vọng chuyển đến học trong một trường tiểu học thì được hiệu trưởng tổ chức khảo sát trình độ để xếp vào lớp phù hợp.

      Như vậy, theo quy định hiện hành thì giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc. Do đó, con bạn cho dù đã lớn nhưng vẫn trong độ tuổi tiểu học thì vẫn có thể đến trương tiểu học trình bày để hiệu trưởng trường khảo sát và xếp vào lớp phù hợp.

      Độ tuổi của học sinh tiểu học được tính thế nào?

      Căn cứ Điều 33 Điều lệ Trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định về độ tuổi của học sinh tiểu học như sau:

      1. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm. Trẻ em khuyết tật, kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, trẻ em ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trẻ em người dân tộc thiểu số, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em ở nước ngoài về nước, con em người nước ngoài học tập, làm việc ở Việt Nam có thể vào học lớp một ở độ tuổi cao hơn so với quy định nhưng không quá 03 tuổi. Trường hợp trẻ em vào học lớp một vượt quá 03 tuổi so với quy định sẽ do trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định.

      2. Học sinh tiểu học học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định trong trường hợp học sinh học lưu ban, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh là người khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh ở nước ngoài về nước và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

      Theo đó, con bạn đang ở độ tuổi là 08 tuổi lớn hơn tuổi nhập học lớp một là 02 tuổi vẫn thuộc độ tuổi học sinh tiểu học nên hoàn toàn có thể xin học lớp một.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn