Hệ số lương để tính lương của giáo viên mầm non thuộc trường công lập được xác định như thế nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 30/05/2023

Xin hỏi: Hệ số lương để tính lương của giáo viên mầm non thuộc trường công lập được xác định như thế nào?- Câu hỏi của chị Thảo (Phú Yên).

    • Hệ số lương để tính lương của giáo viên mầm non trường công lập được xác định như thế nào?

      Tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT quy định về hệ số lương được áp dụng đối với giáo viên mầm non tại trường công lập như sau:

      Cách xếp lương

      1. Viên chức được bổ nhiệm vào các chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non quy định tại Thông tư này được áp dụng bảng lương tương ứng ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, cụ thể như sau:

      a) Giáo viên mầm non hạng III, mã số V.07.02.26, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0, từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89;

      b) Giáo viên mầm non hạng II, mã số V.07.02.25, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;

      c) Giáo viên mầm non hạng I, mã số V.07.02.24, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,0 đến hệ số lương 6,38.

      ...

      Như vậy, giáo viên mầm non tại trường công lập được áp dụng hệ số lương để tính lương như sau:

      - Giáo viên mầm non hạng III, mã số V.07.02.26, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0, từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89;

      - Giáo viên mầm non hạng II, mã số V.07.02.25, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;

      - Giáo viên mầm non hạng I, mã số V.07.02.24, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,0 đến hệ số lương 6,38.

      Hệ số lương để tính lương của giáo viên mầm non thuộc trường công lập được xác định như thế nào? (Hình từ Internet)

      Từ ngày 30/05/2023, giáo viên mầm non cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào về đạo đức nghề nghiệp?

      Tại Điều 2 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT có quy định tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp đối với giáo viên mầm non tại trường mầm non công lập như sau:

      Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp

      1. Chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về giáo dục mầm non.

      2. Thường xuyên trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước trẻ em.

      3. Yêu nghề, thương yêu trẻ em; biết quản lý cảm xúc; đối xử công bằng và tôn trọng trẻ em; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.

      4. Thực hiện nghiêm các quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ chung của viên chức và quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đạo đức nhà giáo.

      Như vậy, kể từ 30/05/2023, giáo viên mầm non cần đáp ứng thêm những tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp như sau:

      - Chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về giáo dục mầm non.

      - Thường xuyên trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước trẻ em.

      - Yêu nghề, thương yêu trẻ em; biết quản lý cảm xúc; đối xử công bằng và tôn trọng trẻ em; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.

      - Thực hiện nghiêm các quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ chung của viên chức và quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đạo đức nhà giáo.

      Nguyên tắc bổ nhiệm theo chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên mầm non là gì?

      Tại Điều 6 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT quy định về nguyên tắc bổ nhiệm theo chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên mầm non tại trường công lập như sau:

      Nguyên tắc bổ nhiệm theo chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên mầm non

      1. Việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên mầm non quy định tại Thông tư này phải căn cứ vào vị trí việc làm đang đảm nhận và bảo đảm đạt tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp được quy định tại Điều 3, Điều 4, Điều 5 và quy định tại Điều 7 của Thông tư này.

      2. Khi bổ nhiệm giáo viên mầm non từ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non theo quy định tại Thông tư liên tịch số 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non (sau đây viết tắt là Thông tư liên tịch số 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV) vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non theo quy định tại Thông tư này thì không được kết hợp thăng hạng chức danh nghề nghiệp.

      3. Không căn cứ trình độ được đào tạo để bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn hạng chức danh nghề nghiệp đã trúng tuyển đối với giáo viên mầm non mới được tuyển dụng.

      Như vậy, giáo viên mầm non trường công lập được bổ nhiệm dựa trên các nguyên tắc sau:

      - Việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên mầm non phải căn cứ vào vị trí việc làm đang đảm nhận và bảo đảm đạt tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp theo quy định.

      - Khi bổ nhiệm giáo viên mầm non từ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non trước ngày 20/03/2021 vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hiện nay thì không được kết hợp thăng hạng chức danh nghề nghiệp.

      - Không căn cứ trình độ được đào tạo để bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn hạng chức danh nghề nghiệp đã trúng tuyển đối với giáo viên mầm non mới được tuyển dụng.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn