Khái niệm, nhiệm vụ, quyền hạn của hội đồng quản trị của trường trung cấp

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 26/11/2021

Theo các quy định mới nhất của pháp luật về điều lệ trường trung cấp. Cho hỏi Hội đồng quản trị của trường trung cấp là gì và có nhiệm vụ, quyền hạn được quy định trong luật như thế nào?

    • Căn cứ Khoản 1 Điều 14 Thông tư 14/2021/TT-BLĐTBXH (có hiệu lực từ 15/12/2021) quy định về hội đồng quản trị của trường trung cấp như sau:

      - Hội đồng quản trị được thành lập ở trường trung cấp tư thục có từ 02 (hai) thành viên (thành viên là cá nhân hoặc tổ chức) góp vốn trở lên. Hội đồng quản trị là tổ chức đại diện duy nhất cho chủ sở hữu của nhà trường.

      - Đối với trường trung cấp tư thục do 01 (một) thành viên (thành viên là cá nhân hoặc tổ chức) sở hữu thì thành viên sở hữu trường chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 2 Điều này.

      Căn cứ Khoản 2 Điều này, nhiệm vụ, quyền hạn của hội đồng quản trị của trường trung cấp được quy định như sau:

      - Hội đồng quản trị thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 12 của Luật Giáo dục nghề nghiệp và các quy định sau đây:

      + Dự kiến chương trình, chuẩn bị tài liệu phục vụ họp đại hội cổ đông; triệu tập đại hội cổ đông họp thường kỳ hoặc đột xuất theo quy định tại quy chế tổ chức, hoạt động của trường;

      + Thông qua quy định về số lượng, cơ cấu lao động, vị trí việc làm; tuyển dụng, quản lý, sử dụng và phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, người lao động của nhà trường;

      + Xây dựng và trình đại hội cổ đông thông qua chiến lược đầu tư, kế hoạch phát triển cơ sở vật chất và quy chế tài chính nội bộ của nhà trường;

      + Thông qua chiến lược và kế hoạch phát triển đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế do hiệu trưởng đề xuất;

      + Quyết nghị về việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức, hoạt động của trường; thông qua quy chế tổ chức, hoạt động của trường sau khi đã được đại hội cổ đông thông qua những quy định liên quan đến tài chính;

      + Đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính quyết định công nhận, thời công nhận hiệu trưởng;

      + Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm các phó hiệu trưởng;

      + Xây dựng báo cáo hoạt động và quyết toán tài chính hằng năm của nhà trường và trình lên đại hội cổ đông thông qua;

      + Định kỳ hằng năm hoặc đột xuất báo cáo, giải trình về các hoạt động, việc thực hiện các cam kết của nhà trường với cơ quan quản lý nhà nước, các bên liên quan theo yêu cầu.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn