Mục tiêu cụ thể Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Jrai

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 22/08/2017

Mục tiêu cụ thể Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Jrai được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Vân Trang hiên đang sống và làm việc tại Lâm Đồng. Tôi hiện đang làm giáo viên bộ môn Ngoại ngữ tại trường trung học cơ sở. Tôi có nghe về Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Jrai. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi mục tiêu cụ thể Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Jrai được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn.

    • Mục tiêu cụ thể Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Jrai được quy định tại Tiểu mục 2 Mục I Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Jrai ban hành kèm theo Thông tư 19/2013/TT-BGDĐT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, theo đó:

      Chương trình nhằm bồi dưỡng, trang bị cho học viên:

      a) Về kiến thức:

      - Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước về việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số như ngôn ngữ thứ nhất (tiếng mẹ đẻ) nói chung, dân tộc Jrai nói riêng; nhận thức được vai trò và ý nghĩa của việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số ở vùng dân tộc thiểu số;

      - Nắm được các kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và văn hóa dân tộc Jrai;

      - Hiểu rõ xu hướng phát triển của việc dạy học tiếng Jrai; lí luận và phương pháp dạy học tiếng Jrai; các hình thức tổ chức, quản lý dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn tiếng Jrai của người học.

      b) Về kỹ năng:

      - Các kỹ năng tìm hiểu, học tập ngôn ngữ và văn hóa dân tộc Jrai;

      - Các kỹ năng cơ bản trong hoạt động dạy học tiếng Jrai: Kỹ năng tìm hiểu đối tượng và môi trường dạy tiếng Jrai; kỹ năng xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học; kỹ năng nghe, nói, đọc, viết; kỹ năng sử dụng sáng tạo phương tiện dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của người học và kỹ năng kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn tiếng Jrai của người học;

      - Các kỹ năng hỗ trợ cho hoạt động dạy học tiếng Jrai: Kỹ năng giao tiếp, ứng xử; kỹ năng tổ chức, quản lý, quan sát, nhận xét giờ học; kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn dạy học môn tiếng Jrai phù hợp với đặc thù môn học; kỹ năng tự bồi dưỡng và phát triển nghề nghiệp.

      c) Về thái độ:

      - Có ý thức nâng cao năng lực nghề nghiệp, trau dồi đạo đức và tác phong sư­ phạm mẫu mực của nhà giáo, lòng say mê và hứng thú trong hoạt động dạy học môn tiếng Jrai;

      - Có thái độ khách quan, khoa học trong đánh giá và tự đánh giá quá trình dạy học để nâng cao chất lượng dạy học tiếng Jrai;

      - Có ý thức bảo tồn, phát triển tiếng nói, chữ viết, văn hóa của đồng bào dân tộc Jrai, góp phần xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc.

      Trên đây là tư vấn về mục tiêu cụ thể Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Jrai. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Thông tư 19/2013/TT-BGDĐT. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.

      Chào thân ái và chúc sức khỏe!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn