Mục tiêu giáo dục hòa nhập quy định thế nào? Nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên tham gia giáo dục hòa nhập?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 16/03/2022

Mục tiêu giáo dục hòa nhập được quy định thế nào? Nhiệm vụ, quyền hạn của giáo viên tham gia giáo dục hòa nhập? Mong được hỗ trợ ạ.

    • 1. Mục tiêu giáo dục hòa nhập

      Lớp học hòa nhập được định nghĩa là lớp học có người khuyết tật học tập cùng với người không khuyết tật trong cơ sở giáo dục.

      Theo đó, mục tiêu giáo dục hòa nhập được quy định tại Điều 3 Thông tư 03/2018/TT-BGDĐT' onclick="vbclick('5BDD2', '359597');" target='_blank'>Điều 3 Thông tư 03/2018/TT-BGDĐT, cụ thể như sau:

      - Người khuyết tật được phát triển khả năng của bản thân, được hòa nhập và tăng cơ hội đóng góp cho cộng đồng.

      - Đảm bảo quyền học tập bình đẳng, chất lượng và phù hợp với đặc điểm, khả năng của người khuyết tật.

      2. Nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên tham gia giáo dục hòa nhập

      2.1 Nhiệm vụ

      Ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ theo quy định đối với nhà giáo, giáo viên, giảng viên tham gia giáo dục hòa nhập thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

      - Tôn trọng và thực hiện các quyền của người khuyết tật.

      - Bảo mật thông tin về tình trạng khuyết tật của cá nhân người khuyết tật và gia đình người khuyết tật.

      - Phối hợp với nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật và gia đình người khuyết tật lập kế hoạch giáo dục cá nhân đối với người khuyết tật học hòa nhập; tổ chức hoạt động giáo dục, đánh giá kết quả giáo dục theo kế hoạch giáo dục cá nhân của người khuyết tật.

      - Phát hiện và đề xuất giải pháp xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện giáo dục hòa nhập.

      - Tư vấn cho người khuyết tật và gia đình người khuyết tật về dịch vụ hỗ trợ, can thiệp sớm, giáo dục hòa nhập, định hướng nghề nghiệp phù hợp với khả năng và nhu cầu của người khuyết tật.

      - Phối hợp với đồng nghiệp, gia đình và các tổ chức, cá nhân có liên quan để xây dựng môi trường giáo dục hòa nhập, thân thiện đối với người khuyết tật.

      - Thường xuyên tự bồi dưỡng, đổi mới phương pháp, học hỏi kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả giáo dục hòa nhập.

      2.2 Quyền hạn

      Ngoài các quyền theo quy định đối với nhà giáo, giáo viên, giảng viên tham gia giáo dục hòa nhập được hưởng các quyền sau đây:

      - Được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ về giáo dục hòa nhập.

      - Được tham quan, học tập kinh nghiệm về giáo dục hòa nhập.

      - Được khen thưởng khi có thành tích xuất sắc trong giáo dục hòa nhập.

      - Được hưởng các chính sách ưu đãi trong giáo dục hòa nhập theo quy định hiện hành.

      Căn cứ pháp lý: Thông tư 03/2018/TT-BGDĐT.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn