Người đứng đầu cơ sở dạy nghề có trách nhiệm gì trong quản lý mẫu bằng, chứng chỉ nghề?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 07/08/2018

Tôi đang có nhu cầu tìm hiểu về mẫu Bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề, mẫu Bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, mẫu Chứng chỉ nghề, mẫu bản sao và việc quản lý, cấp bằng, chứng chỉ nghề do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành. Nên nhờ các bạn Ban biên tập hỗ trợ giúp: Người đứng đầu cơ sở dạy nghề có trách nhiệm gì trong quản lý mẫu bằng, chứng chỉ nghề? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong các bạn sớm phản hồi.

Tuyết Ngoan - Tiền Giang

    • Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Quyết định 75/2008/QĐ-BLĐTBXH ' onclick="vbclick('152DB', '254657');" target='_blank'>Điều 7 Quyết định 75/2008/QĐ-BLĐTBXH về mẫu Bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề, mẫu Bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, mẫu Chứng chỉ nghề, mẫu bản sao và việc quản lý, cấp bằng, chứng chỉ nghề do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở dạy nghề được quy định như sau:

      1. Gửi mẫu phôi bằng, phôi chứng chỉ nghề, mẫu phôi bản sao bằng và chứng chỉ nghề về Tổng cục Dạy nghề theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Quyết định này.

      2. Cấp bằng, chứng chỉ nghề và bản sao bằng, chứng chỉ nghề cho người học nghề theo đúng quy định của pháp luật.

      3. Lập sổ quản lý phôi bằng, chứng chỉ nghề; sổ cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề, sổ cấp bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, sổ cấp chứng chỉ sơ cấp nghề và sổ quản lý phôi, sổ cấp bản sao các bằng và chứng chỉ nghề tương ứng.

      4. Ghi đầy đủ và chính xác các nội dung trong bằng, chứng chỉ nghề.

      5. Ra quyết định và thực hiện việc thu hồi bằng, chứng chỉ nghề trong các trường hợp sau:

      a) Người được cấp bằng, chứng chỉ nghề bị phát hiện có hành vi gian lận trong học tập, trong thi cử, tuyển sinh hoặc gian lận trong việc làm hồ sơ để được cấp bằng, chứng chỉ nghề;

      b) Bằng, chứng chỉ nghề cấp cho người không đủ điều kiện;

      c) Bằng, chứng chỉ nghề do người không có thẩm quyền cấp;

      d) Bằng, chứng chỉ nghề bị tẩy xóa, sửa chữa;

      đ) Người được cấp bằng, chứng chỉ nghề để cho người khác sử dụng bằng, chứng chỉ nghề của mình.

      6. Định kỳ vào tháng 6 và tháng 12 hàng năm báo cáo tình hình in, quản lý, cấp bằng, chứng chỉ nghề về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi cơ sở dạy nghề đóng trụ sở chính để tổng hợp báo cáo Tổng cục Dạy nghề.

      Trên đây là nội dung tư vấn về Trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở dạy nghề. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vui lòng tham khảo thêm tại Quyết định 75/2008/QĐ-BLĐTBXH. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.

      Trân trọng và chúc sức khỏe!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • Điều 7 Quyết định 75/2008/QĐ-BLĐTBXH Tải về
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn