Nguyên tắc quản lý, cấp, sử dụng chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn trong nhà trường Quân đội?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 06/11/2022

Nguyên tắc quản lý, cấp, sử dụng chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn trong nhà trường Quân đội? Phân cấp quản lý chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn trong nhà trường Quân đội như thế nào? Mẫu chứng chỉ, nội dung ghi trên chứng chỉ, tem chống giả và cách ghi trên chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn trong nhà trường Quân đội như thế nào?

Nhờ anh chị tư vấn theo quy định mới nhất, cảm ơn anh chị đã hỗ trợ.

    • 1. Nguyên tắc quản lý, cấp, sử dụng chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn trong nhà trường Quân đội?

      Tại Điều 3 Thông tư 63/2022/TT-BQP' onclick="vbclick('8265C', '379565');" target='_blank'>Điều 3 Thông tư 63/2022/TT-BQP (có hiệu lực từ ngày 15/11/2022) có quy định về nguyên tắc quản lý, cấp, sử dụng chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn trong nhà trường Quân đội như sau:

      1. Chứng chỉ phải được quản lý, cấp, sử dụng công khai, minh bạch đúng quy định của pháp luật.

      2. Chứng chỉ được cấp một lần, trừ trường hợp quy định tại Điều 11 của Thông tư này.

      3. Nghiêm cấm mọi hành vi gian lận trong quản lý, cấp, sử dụng chứng chỉ.

      2. Phân cấp quản lý chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn trong nhà trường Quân đội như thế nào?

      Tại Điều 4 Thông tư 63/2022/TT-BQP' onclick="vbclick('8265C', '379565');" target='_blank'>Điều 4 Thông tư 63/2022/TT-BQP (có hiệu lực từ ngày 15/11/2022) có quy định về phân cấp quản lý chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn trong nhà trường Quân đội như sau:

      1. Bộ Quốc phòng thống nhất quản lý mẫu chứng chỉ, tem chống giả, việc cấp phôi, thu hồi và hủy bỏ chứng chỉ.

      2. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao, cơ quan quản lý nhà trường Quân đội có trách nhiệm quản lý việc sử dụng phôi chứng chỉ, cấp, sửa đổi, thu hồi và hủy bỏ chứng chỉ đối với nhà trường Quân đội thuộc quyền quản lý.

      3. Nhà trường Quân đội có trách nhiệm trực tiếp quản lý phôi chứng chỉ; cấp, sửa đổi, thu hồi và hủy bỏ chứng chỉ theo quy định tại Thông tư này và pháp luật có liên quan.

      3. Mẫu chứng chỉ, nội dung ghi trên chứng chỉ, tem chống giả và cách ghi trên chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn trong nhà trường Quân đội như thế nào?

      Tại Điều 5 Thông tư 63/2022/TT-BQP' onclick="vbclick('8265C', '379565');" target='_blank'>Điều 5 Thông tư 63/2022/TT-BQP (có hiệu lực từ ngày 15/11/2022) có quy định về mẫu chứng chỉ, nội dung ghi trên chứng chỉ, tem chống giả và cách ghi trên chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn trong nhà trường Quân đội như sau:

      1. Mẫu chứng chỉ thực hiện theo quy định tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này; trong đó:

      a) Ngôn ngữ được ghi bằng tiếng Việt và tiếng Anh.

      b) Bố cục gồm 04 (bốn) trang, mỗi trang có kích thước 21cm x 14,5cm.

      c) Trang 1 và trang 4 có nền màu đỏ nâu; trang 1 có hình Quốc huy, các chữ in trên trang 1 có màu vàng. Trang 2 và trang 3 có nền màu vàng, hoa văn viền màu vàng cam; hình trống đồng in chìm chính giữa trang 2, hình Khuê Văn Các in chìm chính giữa trang 3; tên chứng chỉ có màu đỏ, các chữ khác có màu đen.

      2. Nội dung ghi trên chứng chỉ, gồm:

      a) Quốc hiệu, tiêu ngữ:

      CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
      Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
      ---------------

      b) Chức danh giám đốc, hiệu trưởng nhà trường Quân đội cấp chứng chỉ.

      c) Tên nhà trường Quân đội cấp chứng chỉ.

      d) Tên chứng chỉ.

      đ) Ngành, chuyên ngành đào tạo.

      e) Họ, chữ đệm, tên của người được cấp chứng chỉ.

      g) Ngày tháng năm sinh của người được cấp chứng chỉ.

      h) Thời gian đào tạo.

      i) Hạng tốt nghiệp.

      k) Địa danh ngày tháng, năm cấp chứng chỉ.

      l) Chức danh, chữ ký, họ, chữ đệm, tên của người ký chứng chỉ và đóng dấu theo quy định.

      m) Ký hiệu, số hiệu, số vào sổ gốc cấp chứng chỉ.

      3. Cách ghi trên chứng chỉ quy định tại Phụ lục II kèm theo Thông tư này.

      4. Tem chống giả

      a) Tem chống giả hình tròn, đường kính 15mm.

      b) Vật liệu in: Màng Pet tráng nhôm, độ dày 20 micro.

      c) Công nghệ và màu in: In ảnh Hologram. Khi nhìn tem dưới các góc độ khác nhau sẽ hiện lên màu sắc, chi tiết khác nhau.

      d) Bảo mật: Hình ảnh chi tiết được thiết kế bằng phần mềm bảo mật chống làm giả và in thêm 01 mực bảo mật không màu phát quang dưới ánh đèn UV.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • Điều 3 Thông tư 63/2022/TT-BQP Tải về
    • Điều 4 Thông tư 63/2022/TT-BQP Tải về
    • Điều 5 Thông tư 63/2022/TT-BQP Tải về
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn