Quy định về biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 29/07/2017

Biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường được pháp luật quy định thế nào? Xin chào các chuyên gia của Ngân hàng Hỏi - đáp pháp luật, tôi tên là Khánh Huyền, hiện tại đang công tác tại Trường THPT Trần Cao Vân (Khánh Hòa), có vấn đề thắc mắc tôi muốn nhờ các chuyên gia tư vấn. Ngoài việc làm giáo viên dạy môn Vật Lý, tôi còn kiêm nhiệm là Bí thư đoàn. Theo như chỉ đạo của trường, tôi được giao nhiệm vụ đề ra kế hoạch để phòng ngừa, giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường ở trường để hướng tới xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia về đào tạo, an toàn, lành mạnh và thân thiện. Tôi muốn hỏi là pháp luật quy định về biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường như thế nào? Mong các chuyên gia tư vấn giúp tôi. Xin chân thành cảm ơn! (khanhhuyen***@gmail.com)

    • Ngày 05/9/2017, Nghị định 80/2017/NĐ-CP quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường chính thức có hiệu lực. Nghị định này áp dụng đối với cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trường chuyên biệt, cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài hoặc liên kết đào tạo với nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục), lớp xóa mù chữ, lớp ngoại ngữ, lớp tin học, lớp dạy kỹ năng, lớp dạy năng khiếu, lớp dạy văn hóa, lớp dành cho trẻ em vì hoàn cảnh khó khăn hoặc có hoàn cảnh đặc biệt không được đi học ở nhà trường (sau đây gọi chung là lớp độc lập) có người học dưới 18 tuổi; các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.

      Đối với vấn đề bạn thắc mắc, Khoản 1 Điều 6 Nghị định 80/2017/NĐ-CP quy định biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường như sau:

      a) Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của người học, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong cơ sở giáo dục, gia đình người học và cộng đồng về mối nguy hiểm và hậu quả của bạo lực học đường; về trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác hành vi bạo lực học đường; ngăn ngừa và can thiệp kịp thời đối với các hành vi bạo lực học đường phù hợp với khả năng của bản thân;

      b) Giáo dục, trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng, chống xâm hại người học; phòng, chống bạo lực học đường; bạo lực trẻ em trên môi trường mạng cho người học, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên của cơ sở giáo dục và gia đình người học; giáo dục, tư vấn kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ cho người học;

      c) Công khai kế hoạch phòng, chống bạo lực học đường và các kênh tiếp nhận thông tin, tố giác về bạo lực học đường;

      d) Tổ chức kiểm tra, giám sát, thu thập và xử lý thông tin liên quan đến bạo lực học đường;

      đ) Thực hiện các phương pháp giáo dục tích cực, không bạo lực đối với người học.

      Trên đây là nội dung tư vấn về biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường. Bạn nên tham khảo chi tiết tại Nghị định 80/2017/NĐ-CP để hiểu rõ nội dung này.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • Khoản 1 Điều 6 Nghị định 80/2017/NĐ-CP Tải về
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn