Quy trình tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật trong giáo dục nghề nghiệp

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 28/02/2018

Quy trình tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật trong giáo dục nghề nghiệp được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Nguyễn Tùng Anh, hiện tôi đang sinh sống và làm việc tại Tp Đà Nẵng, có thắc mắc tôi muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp, cụ thể là quy trình tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật trong giáo dục nghề nghiệp được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!

    • Quy trình tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật trong giáo dục nghề nghiệp được quy định tại Điều 10 Thông tư 14/2017/TT-BLĐTBXH quy định việc xây dựng, thẩm định và ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo áp dụng trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, cụ thể như sau:

      Bước 1: Chuẩn bị

      Cơ quan được giao tổ chức xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật tập huấn về phương pháp, quy trình xây dựng, thẩm định cho Ban chủ nhiệm và Hội đồng thẩm định.

      Bước 2: Xây dựng đề cương tổng hợp và đề cương chi tiết

      Ban chủ nhiệm chủ trì triển khai:

      - Xây dựng đề cương tổng hợp và đề cương chi tiết;

      - Tổ chức các cuộc họp, thảo luận xây dựng đề cương, xây dựng kế hoạch thực hiện.

      Bước 3: Trên cơ sở các căn cứ quy định tại Điều 6 của Thông tư này Ban chủ nhiệm triển khai việc xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật đối với từng nội dung chi tiết (công việc, môn học, mô đun, tín chỉ, năng lực thực hiện) của ngành, nghề cần xây dựng, cho từng trình độ đào tạo theo các nội dung quy định tại Điều 8 của Thông tư này.

      Bước 4: Thực hiện việc lấy ý kiến cho dự thảo định mức kinh tế - kỹ thuật

      - Tổ chức hội thảo (tối thiểu 20 người) để hoàn thiện định mức kinh tế - kỹ thuật;

      - Lấy ý kiến chuyên gia độc lập (tối thiểu 15 chuyên gia) về định mức kinh tế - kỹ thuật.

      Bước 5: Khảo sát để đánh giá, hoàn thiện dự thảo định mức kinh tế - kỹ thuật

      Ban chủ nhiệm tổ chức khảo sát tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (ít nhất 15 cơ sở).

      Bước 6: Chỉnh sửa và biên tập tổng thể dự thảo định mức kinh tế - kỹ thuật

      Trên cơ sở ý kiến chuyên gia và kết quả khảo sát, đánh giá thực tiễn, Ban chủ nhiệm chỉnh sửa, hoàn thiện và biên tập tổng thể định mức kinh tế - kỹ thuật theo mẫu định dạng (phụ lục 1 và phụ lục 2 kèm theo).

      Bước 7: Thẩm định định mức kinh tế - kỹ thuật

      Cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật tổ chức việc thẩm định dự thảo định mức kinh tế - kỹ thuật

      - Lập kế hoạch thẩm định và gửi tài liệu đến các thành viên.

      - Các thành viên Hội đồng thẩm định nghiên cứu dự thảo định mức kinh tế - kỹ thuật và các tài liệu liên quan để chuẩn bị ý kiến nhận xét, đánh giá (bằng văn bản) đối với dự thảo định mức kinh tế - kỹ thuật và báo cáo Chủ tịch Hội đồng thẩm định.

      - Thông báo tới Ban chủ nhiệm về thời gian, địa điểm và nội dung cuộc họp thẩm định định mức kinh tế - kỹ thuật của Hội đồng.

      Bước 8: Nội dung cuộc họp thẩm định

      - Ban chủ nhiệm báo cáo dự thảo định mức kinh tế - kỹ thuật;

      - Ban chủ nhiệm giải đáp các câu hỏi của Hội đồng thẩm định;

      - Các thành viên Hội đồng thẩm định thảo luận, đánh giá công khai về dự thảo định mức kinh tế - kỹ thuật;

      - Các thành viên Hội đồng thẩm định đánh giá chất lượng của dự thảo định mức kinh tế - kỹ thuật bằng phương pháp bỏ phiếu kín theo các mức sau:

      Mức 1: Đạt yêu cầu đề nghị ban hành;

      Mức 2: Đạt yêu cầu nhưng phải chỉnh sửa trước khi đề nghị ban hành;

      Mức 3: Không đạt yêu cầu phải xây dựng lại.

      - Chủ tịch Hội đồng thẩm định tổng hợp các ý kiến đánh giá của các thành viên Hội đồng và kết luận về chất lượng của định mức trên cơ sở đồng thuận của tất cả các thành viên Hội đồng thẩm định tham gia cuộc họp (theo một trong ba mức quy định trên). Nếu dự thảo định mức kinh tế - kỹ thuật phải chỉnh sửa thì Chủ tịch Hội đồng sẽ yêu cầu chi tiết việc chỉnh sửa. Trường hợp dự thảo không đạt yêu cầu phải xây dựng lại thì Chủ tịch Hội đồng sẽ quyết định phương án tổ chức thẩm định lại để Ban chủ nhiệm hoàn chỉnh hồ sơ theo kết luận của Chủ tịch hội đồng thẩm định;

      - Chủ tịch Hội đồng thẩm định tổng hợp, báo cáo cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật về kết quả thẩm định.

      Bước 9: Ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật.

      Căn cứ biên bản thẩm định, kết luận thẩm định và báo cáo chỉnh sửa (nếu có), Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp ký ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật theo thẩm quyền.

      Cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật hướng dẫn, kiểm tra, giám sát quá trình xây dựng, thẩm định định mức kinh tế - kỹ thuật.

      Trên đây là nội dung câu trả lời về quy trình tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật trong giáo dục nghề nghiệp. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 14/2017/TT-BLĐTBXH.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn