Tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo được quy định như thế nào đối với các sở giáo dục và đào tạo?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 17/05/2018

Tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo được quy định như thế nào đối với các sở giáo dục và đào tạo? Xin chào quý ban biên tập, tôi tên Khắc Nin sinh sống và làm việc tạp Đồng Tháp. Vừa qua, trên khắp các trang báo có đăng tải nhiều thông tin đáng buồn về tình hình mâu thuẫn giữa cán bộ giáo viên với học sinh cũng như phụ huynh học sinh. Có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên cũng nên xem xét lại công tác quản lý của Bộ giáo dục, cũng như rà soát lại chất lượng của các cơ sở giáo dục. Cụ thể Ban biên tập cho tôi hỏi: Tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo được quy định như thế nào đối với các sở giáo dục và đào tạo? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!

    • Tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo đối với các sở giáo dục và đào tạo được quy định tại Mục 1 Chỉ thị 1737/CT-BGDĐT năm 2018 ' onclick="vbclick('5D1E9', '241983');" target='_blank'>Mục 1 Chỉ thị 1737/CT-BGDĐT năm 2018 về tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, cụ thể như sau:

      - Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố tiếp tục rà soát, có giải pháp phù hợp để thực hiện nghiêm các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục đào tạo, đặc biệt là Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.

      - Chỉ đạo các phòng giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục trên địa bàn quán triệt thực hiện nghiêm túc các quy định về đạo đức nhà giáo, quy chế làm việc và quy tắc ứng xử của đơn vị tới tất cả cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người lao động và người học.

      - Phối hợp với các cơ sở đào tạo giáo viên xây dựng và tập huấn cho giáo viên cách nhận diện và phòng ngừa những tình huống, nguy cơ có thể dẫn đến hành vi vi phạm đạo đức, hỗ trợ tư vấn tâm lý cho nhà giáo và người học khi có tình huống xảy ra.

      - Tăng cường thanh tra, kiểm tra nền nếp, kỷ cương trường học; xử lý nghiêm các giáo viên, nhân viên, người lao động có hành vi vi phạm đạo đức, hành vi bạo hành thể chất, tinh thần học sinh và người đứng đầu cơ sở giáo dục để xảy ra các vụ việc vi phạm.

      - Phối hợp với các cơ quan báo chí, truyền thông xây dựng các chuyên trang, chuyên mục về giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức nhà giáo, đồng thời vinh danh, tuyên truyền nhân rộng những tấm gương tiêu biểu nhà giáo tận tụy, hết lòng vì học sinh để lan tỏa trong toàn ngành và tại địa phương.

      Trên đây là nội dung tư vấn về Tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo đối với các sở giáo dục và đào tạo. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Chỉ thị 1737/CT-BGDĐT năm 2018. Mong rằng những chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn