Trách nhiệm của Hiệu trưởng trong việc quản lý hồ sơ, sổ sách đào tạo ở trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 16/04/2022

Trách nhiệm của Hiệu trưởng trong việc quản lý hồ sơ, sổ sách đào tạo ở trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế (theo quy định mới nhất) như thế nào? Trường hợp hồ sơ lưu trữ vĩnh viễn trong việc quản lý hồ sơ, sổ sách đào tạo ở trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế ra sao? Mong anh chị có thể giúp đỡ.

    • Trách nhiệm của Hiệu trưởng trong việc quản lý hồ sơ, sổ sách đào tạo ở trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế

      Tại Khoản 1 Điều 19 Thông tư 04/2022/TT-BLĐTBXH (có hiệu lực từ ngày 15/5/2022) có quy định về trách nhiệm của Hiệu trưởng trong việc quản lý hồ sơ, sổ sách đào tạo ở trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế như sau:

      1. Hiệu trưởng chịu trách nhiệm lập và quản lý hồ sơ đào tạo theo quy định tại Thông tư số 23/2018/TT-BLĐTBXH ngày 06 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về hồ sơ, sổ sách trong đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng; thực hiện bảo quản, lưu trữ, sử dụng hồ sơ, sổ sách đào tạo theo quy định của pháp luật và quy định của Thông tư này. Trường hợp trường giải thể thì phải bàn giao hồ sơ cho cơ quan quản lý có thẩm quyền.

      Trường hợp hồ sơ lưu trữ vĩnh viễn trong việc quản lý hồ sơ, sổ sách đào tạo ở trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế

      Tại Khoản 2 Điều 19 Thông tư 04/2022/TT-BLĐTBXH (có hiệu lực từ ngày 15/5/2022) có quy định về trường hợp hồ sơ lưu trữ vĩnh viễn trong việc quản lý hồ sơ, sổ sách đào tạo ở trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế như sau:

      2. Hồ sơ lưu trữ vĩnh viễn

      a) Văn bản phê duyệt, ban hành chương trình đào tạo; hồ sơ ban hành giáo trình hoặc tài liệu giảng dạy; văn bản quy định về tổ chức, quản lý đào tạo;

      b) Văn bản phê duyệt danh sách người học trúng tuyển, danh sách lớp;

      c) Bảng điểm tổng hợp kết quả học tập của người học theo học kỳ, năm học, khóa học;

      d) Hồ sơ công nhận kết quả tốt nghiệp đối với đào tạo theo niên chế gồm: Quyết định thành lập hội đồng thi tốt nghiệp; danh sách người học dự thi và kết quả thi, bản in kết quả thi đối với hình thức thi trực tuyến hoặc thi bằng phần mềm chuyên biệt trên máy tính, phiếu nộp bài thi có chữ ký của người học. Hồ sơ công nhận kết quả tốt nghiệp đối với đào tạo theo tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ gồm: Quyết định thành lập hội đồng xét tốt nghiệp, biên bản họp xét tốt nghiệp, bảng điểm tổng kết toàn khóa học;

      đ) Quyết định công nhận tốt nghiệp, sổ cấp phát bằng tốt nghiệp cho người học;

      e) Kế hoạch đào tạo đối với khóa học, năm học;

      g) Hồ sơ khen thưởng, kỷ luật người học;

      h) Hồ sơ liên kết đào tạo trong nước và nước ngoài.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn