Trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc phải chấp hành những quy định nào về lễ tiết, tác phong?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 01/12/2017

Quy định về chấp hành lễ tiết, tác phong đối với trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc được quy định như thế nào? Xin chào Quý Ban biên tập. Tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM trong lĩnh vực truyền thông. Vì nhu cầu công việc, gần đây, tôi có tìm hiểu thêm về tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục bắt buộc. Tuy nhiên, một vài điểm tôi chưa nắm rõ, mong được giải đáp. Cho tôi hỏi, hiện nay, trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc phải chấp hành những quy định nào về lễ tiết, tác phong? Vấn đề này tôi có thể tham khảo thêm tại đâu? Xin trân trọng cảm ơn và kính chúc sức khỏe! Xuân Thủy (thuy***@gmail.com)

    • Ngày 14/5/2015, Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư 21/2015/TT-BCA về Nội quy cơ sở giáo dục bắt buộc. Thông tư này áp dụng đối với cơ quan quản lý cơ sở giáo dục bắt buộc; cơ sở giáo dục bắt buộc; trại viên đang chấp hành quyết định tại cơ sở giáo dục bắt buộc theo quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính của Tòa án nhân dân và tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thi hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.

      Theo đó, quy định về chấp hành lễ tiết, tác phong đối với trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 3 Nội quy cơ sở giáo dục bắt buộc ban hành kèm theo Thông tư 21/2015/TT-BCA. Cụ thể bao gồm:

      1. Dùng tiếng Việt trong giao tiếp (trừ trường hợp chưa biết tiếng Việt); gọi là “cán bộ” hoặc “quý khách” xưng “tôi” đối với cán bộ cơ sở giáo dục bắt buộc, quý khách đến thăm hoặc làm việc tại cơ sở giáo dục bắt buộc; gọi là “anh” hoặc “chị” xưng “tôi” đối với trại viên khác khi học tập, lao động, hội nghị, hội thi, hội thao, buổi lễ hoặc sinh hoạt tập thể. Ngoài những hoạt động nêu trên, tùy theo lứa tuổi, trại viên xưng hô với nhau phù hợp với phong tục, truyền thống văn hóa Việt Nam. Khi nghe gọi tên mình, trại viên phải trả lời “có”.

      Bỏ mũ hoặc nón, đứng nghiêm, cách xa từ 03 mét đến 05 mét và nói chào cán bộ hoặc chào quý khách khi gặp cán bộ cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc quý khách đến thăm, làm việc tại cơ sở giáo dục bắt buộc. Lời chào phải thể hiện thái độ thân thiện, phải vâng, dạ, thưa hoặc nói lời cám ơn, xin lỗi đúng lúc. Trường hợp tổ, đội trại viên gặp cán bộ, khách đến thăm hoặc làm việc thì Tổ trưởng hoặc Đội trưởng tổ, đội trại viên phải hô tất cả trại viên đứng nghiêm, bỏ mũ hoặc nón, cầm ở tay phải và thay mặt tập thể tổ, đội trại viên chào cán bộ hoặc chào quý khách.

      2. Bỏ mũ hoặc nón, cầm ở tay phải, báo cáo rõ họ tên, tổ, đội khi ra, vào cổng cơ sở giáo dục bắt buộc. Nếu đi theo tổ, đội thì đi thành hàng đôi, bỏ mũ hoặc nón, cầm ở tay phải đối với hàng đi bên phải, cầm ở tay trái đối với hàng đi bên trái, Tổ trưởng hoặc Đội trưởng tổ, đội trại viên phải báo cáo rõ tên tổ, đội, số người trong tổ, đội của mình.

      3. Phát hiện, báo cáo kịp thời, trung thực, đúng sự thật với cán bộ cơ sở giáo dục bắt buộc về những hành vi vi phạm pháp luật, Nội quy cơ sở giáo dục bắt buộc của trại viên khác.

      Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về quy định về chấp hành lễ tiết, tác phong đối với trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 21/2015/TT-BCA.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn