Trình tự chuyển đổi các loại hình trường mầm non, phổ thông

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 14/08/2018

Việc chuyển đổi mô hình trường THPT từ bán công sang công lập được dư luận xã hội, các bậc phụ huynh đón nhận với tâm trạng hết sức phấn khởi, tạo động lực mạnh mẽ để các trường nâng cao chất lượng đào tạo. Liên quan đến vấn đề này, ban biên tập cho tôi hỏi: Trình tự chuyển đổi các loại hình trường mầm non, phổ thông được quy định như thế nào? Tôi có thể tham khảo vấn đề này ở đâu? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn. Ngọc Trúc (09074***)

    • Trình tự chuyển đổi các loại hình trường mầm non, phổ thông được quy định tại Điều 7 Quy định về trình tự, thủ tục chuyển đổi cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông bán công, dân lập sang cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông tư thục; cơ sở giáo dục mầm non bán công sang cơ sở giáo dục mầm non dân lập; cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông bán công sang cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 11/2009/TT-BGDĐT như sau:

      1. Xác định loại hình các trường hiện có

      a) Căn cứ quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn thi hành, các địa phương xác định đúng loại hình trường bán công, dân lập hiện có làm căn cứ cho việc xét chuyển đổi.

      Mục b Điều 13, Chương III Nghị định số 43/2000/NĐ-CP ngày 30 tháng 08 năm 2000 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục năm 1998 quy định loại hình trường bán công như sau:

      Cơ sở giáo dục bán công: do Nhà nước thành lập trên cơ sở huy động các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế cùng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất.

      Điều 18, Chương IV Nghị định số 75/2005/NĐ-CP ngày 02/8/2006 quy định các loại hình trường dân lập, tư thục như sau:

      Cơ sở giáo dục dân lập do cộng đồng dân c­ư ở cơ sở thành lập, đầu t­ư xây dựng cơ sở vật chất và đảm bảo kinh phí hoạt động không vì mục đích lợi nhuận. Cộng đồng dân c­ư cấp cơ sở gồm tổ chức và cá nhân tại thôn, bản, ấp, xã, phư­ờng, thị trấn.

      Cơ sở giáo dục dân lập hoạt động trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, nhân lực và đ­ược chính quyền địa phư­ơng hỗ trợ.

      Cơ sở giáo dục tư thục do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Nguồn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động của cơ sở giáo dục tư thục là nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước.

      b) Sau khi đã xác định đúng loại hình từng trường, các trường bán công ở giáo dục mầm non và bán công, dân lập ở giáo dục phổ thông sẽ thuộc loại hình bắt buộc phải chuyển đổi sang các loại hình trường khác theo quy định.

      2. Xây dựng đề án chuyển đổi loại hình trường, gồm các nội dung chủ yếu sau:

      a) Xác định loại hình trường cần chuyển đổi;

      b) Thời điểm chuyển đổi;

      c) Nội dung chuyển đổi;

      d) Đối với trường bán công chuyển sang trường tư thục, dân lập, nội dung chuyển đổi cần làm rõ:

      - Chủ đầu tư; chứng minh khả năng tài chính của chủ đầu tư;

      - Xây dựng các phương án giải quyết đối với người học, đối với người lao động trong biên chế và ngoài biên chế nhà nước; phương án chuyển đổi tài sản, tài chính;

      - Trong quá trình chuyển đổi, ngoài việc thực hiện chính sách theo quy định hiện hành của Nhà nước, căn cứ vào khả năng ngân sách, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định chính sách cụ thể để đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ, chế độ, chính sách đối với người học, người lao động trong biên chế và ngoài biên chế nhà nước đang học tập, công tác ở trường bán công, dân lập nay chuyển sang học tập và công tác tại trường tư thục; ở trường mầm non bán công chuyển sang trường mầm non dân lập.

      3. Kiểm kê, phân loại và định giá tài sản

      a) Các trường bán công, dân lập tiến hành kiểm kê, định giá tài sản để xác định tổng giá trị tài sản thực tế của trường quy về mặt bằng giá trị tại thời điểm chuyển đổi. Thực hiện đối chiếu tài sản có trong sổ sách với thực tế kiểm kê, làm rõ nguyên nhân chênh lệch (nếu có);

      b) Tổng giá trị tài sản thực tế sau khi đã kiểm kê, định giá được phân loại nguồn gốc hình thành theo các tiêu chí:

      - Giá trị tài sản được hình thành từ vốn góp của Nhà nước;

      - Giá trị tài sản được hình thành từ vốn góp của các tổ chức, cá nhân (hoặc vay, mượn, thuê);

      - Giá trị tài sản được hình thành do biếu, tặng;

      - Giá trị tài sản được hình thành do tự đầu tư, mua sắm trong quá trình hoạt động của trường.

      4. Thực hiện việc kiểm toán báo cáo tài chính

      Trường bán công, dân lập tổ chức kiểm toán báo cáo tài chính trước khi chuyển đổi. Việc kiểm toán báo cáo tài chính phải được thực hiện bởi một cơ quan kiểm toán nhà nước.

      Trên đây là nội dung quy định về trình tự chuyển đổi các loại hình trường mầm non, phổ thông. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 11/2009/TT-BGDĐT.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • Thông tư 11/2009/TT-BGDĐT Tải về
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn