Xử lý vi phạm hành chính có được xem là một hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 13/07/2022

Xử lý vi phạm hành chính có được xem là một hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật không? Việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động trong các doanh nghiệp quy định như thế nào?

Vừa qua tôi chạy xe và có dừng ở vạch mắt võng thì bị đồng chí giao thông xử phạt vi phạm hành chính, do tôi không biết Luật nên đồng chí giao thông có nói tôi là đây cũng là một hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật. Vậy đồng chí giao thông nói có đúng không? Việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động trong các doanh nghiệp quy định như thế nào? Xin Luật sư tư vấn. Tôi cảm ơn.

    • Xử lý vi phạm hành chính có được xem là một hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật không?

      Tại Điều 11 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật 2012' onclick="vbclick('22DAD', '367610');" target='_blank'>Điều 11 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 quy định về hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật như sau:

      1. Họp báo, thông cáo báo chí.

      2. Phổ biến pháp luật trực tiếp; tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật; cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật.

      3. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, internet, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động; đăng tải trên Công báo; đăng tải thông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử; niêm yết tại trụ sở, bảng tin của cơ quan, tổ chức, khu dân cư.

      4. Tổ chức thi tìm hiểu pháp luật.

      5. Thông qua công tác xét xử, xử lý vi phạm hành chính, hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và hoạt động khác của các cơ quan trong bộ máy nhà nước; thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở.

      6. Lồng ghép trong hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt của tổ chức chính trị và các đoàn thể, câu lạc bộ, tủ sách pháp luật và các thiết chế văn hóa khác ở cơ sở.

      7. Thông qua chương trình giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân.

      8. Các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật khác phù hợp với từng đối tượng cụ thể mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có thể áp dụng để bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đem lại hiệu quả.

      Theo đó, việc bạn được viên đồng chí giao thông nói văn bản xử lý vi phạm hành chính là một hình thức phổ biến, giáo dục là hoàn toàn đúng.

      Việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động trong các doanh nghiệp quy định như thế nào?

      Theo Điều 18 Luật này về phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động trong các doanh nghiệp như sau:

      1. Việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động trong các doanh nghiệp tập trung vào quyền và nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động, pháp luật về việc làm, an toàn vệ sinh lao động, chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, pháp luật công đoàn và các quy định khác của pháp luật về lao động.

      2. Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động trong doanh nghiệp được chú trọng thực hiện thông qua việc phổ biến trực tiếp, niêm yết các quy định pháp luật tại nơi làm việc, tủ sách pháp luật, giỏ sách pháp luật, tờ gấp, lồng ghép trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ.

      3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí thời gian, bảo đảm các điều kiện cần thiết để phổ biến, giáo dục pháp luật; phối hợp với tổ chức công đoàn tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động trong doanh nghiệp.

      4. Tổ chức công đoàn có trách nhiệm chủ trì vận động người lao động tìm hiểu, học tập pháp luật.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn