Y tế trường học phải thực hiện chăm sóc sức khỏe sinh viên thế nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 26/01/2022

Cho hỏi, công tác y tế trường học tại trường đại học và cơ sở giáo dục nghề nghiệp thì phải thực hiện chăm sóc sức khỏe sinh viên thế nào? Việc truyền thông, giáo dục sức khỏe cho sinh viên ra sao?

    • Y tế trường học phải thực hiện chăm sóc sức khỏe sinh viên thế nào?
      (ảnh minh họa)
    • 1. Chăm sóc sức khỏe sinh viên quy định thế nào?

      Theo Điều 3 Thông tư 33/2021/TT-BYT (Có hiệu lực từ 15/02/2022) quy định về chăm sóc sức khỏe người học như sau:

      - Thực hiện sơ cứu, cấp cứu cho người học theo quy định, hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật về khám bệnh, chữa bệnh khi phát sinh trường hợp cấp cứu trong thời gian học tập, sinh hoạt, thực hành tại cơ sở giáo dục.

      - Tổ chức khám sức khỏe cho người học khi mới nhập học và định kỳ ít nhất một năm một lần trong mỗi năm học. Thực hiện theo dõi, kiểm tra sức khỏe người học, phát hiện các yếu tố nguy cơ sức khỏe, bệnh tật để dự phòng, điều trị hoặc chuyển tuyến điều trị theo quy định của pháp luật.

      - Triển khai các biện pháp vệ sinh phòng, chống dịch bệnh trong cơ sở giáo dục.

      - Tư vấn cho người học về các vấn đề liên quan đến bệnh tật, yếu tố nguy cơ sức khỏe, nâng cao sức khỏe, dinh dưỡng hợp lý, phát triển thể chất, tinh thần và hoạt động thể lực.

      - Hướng dẫn các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, phòng, chống tai nạn, thương tích trong quá trình học tập, thực hành.

      2. Truyền thông, giáo dục sức khỏe cho sinh viên

      Theo Điều 4 Thông tư 33/2021/TT-BYT (Có hiệu lực từ 15/02/2022) quy định về truyền thông, giáo dục sức khỏe cho sinh viên như sau:

      - Nội dung truyền thông, giáo dục sức khỏe bao gồm: Các biện pháp phòng, chống tai nạn thương tích; tăng cường hoạt động thể lực, dinh dưỡng hợp lý, lối sống lành mạnh; bệnh, tật học đường; phòng, chống dịch, bệnh truyền nhiễm, HIV/AIDS, bệnh lây truyền qua đường tình dục; bệnh không lây nhiễm; phòng, chống tác hại của thuốc lá, rượu, bia, ma túy, các chất gây nghiện và các nội dung khác về y tế.

      - Hình thức truyền thông, giáo dục sức khỏe

      + Thông qua các phương tiện truyền thông như: Loa truyền thanh, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động, chiếu phim;

      + Truyền thông theo nhóm người học trên cơ sở phân loại phù hợp với từng loại hình đào tạo và quy mô đào tạo;

      + Truyền thông cá nhân cho người học;

      + Truyền thông trong các sự kiện: Tổ chức các cuộc thi về giáo dục sức khỏe; các buổi văn nghệ, hoạt động văn hóa, thể thao và lồng ghép các nội dung về sức khỏe trường học trong các sự kiện khác của cơ sở giáo dục;

      + Lồng ghép trong các giờ giảng, chương trình ngoại khóa của cơ sở giáo dục;

      + Cấp phát các sản phẩm, tài liệu truyền thông cho người học;

      + Tổ chức các hình thức truyền thông, giáo dục sức khỏe khác phù hợp theo quy định của pháp luật.

      - Thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về y tế trường học trong cơ sở giáo dục theo quy định tại Điều 23 và Điều 24 Luật Phổ biến giáo dục pháp luật.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn