Báo hiệu điều tiết khống chế đảm bảo giao thông đường thủy nội địa được quy định ra sao?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 19/04/2019

Mới đây Ban biên tập chúng tôi có nhận được thắc mắc của bạn Phương Uyên có mail là phuonguyen***@gmail.com gửi về cho Ban biên tập mong nhận được phản hồi. Thắc mắc của bạn có nội dung như sau: Báo hiệu điều tiết khống chế đảm bảo giao thông đường thủy nội địa được quy định ra sao?

    • Báo hiệu điều tiết khống chế đảm bảo giao thông đường thủy nội địa được quy định tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư 40/2010/TT-BGTVT quy định về công tác điều tiết khống chế đảm bảo giao thông và chống va trôi trên đường thủy nội địa do Bộ Giao thông vận tải ban hành và được sửa đổi tại Thông tư 30/2017/TT-BGTVT. Cụ thể như sau:

      Báo hiệu trên bờ tại một trạm điều tiết khống chế đảm bảo giao thông bao gồm:

      - Báo hiệu cấm đỗ:

      01 biển

      - Báo hiệu được phép đậu đỗ:

      01 biển

      - Báo hiệu điều khiển sự đi lại:

      01 bộ

      - Báo hiệu chú ý nguy hiểm bất ngờ:

      01 biển

      - Báo hiệu cấm vượt:

      01 biển

      - Báo hiệu chiều cao tĩnh không bị hạn chế:

      01 biển

      - Báo hiệu chiều sâu bị hạn chế:

      01 biển

      - Báo hiệu chiều rộng bị hạn chế:

      01 biển

      - Báo hiệu quy định lai dắt:

      01 biển

      - Báo hiệu cấm quay trở:

      01 biển

      Trường hợp thực hiện từ 02 trạm điều tiết trở lên, theo điều kiện thực tế có thể bố trí 01 bộ báo hiệu được phép neo đậu.

      b) Báo hiệu dưới nước:

      - Nếu khu vực điều tiết khống chế đảm bảo giao thông hoàn toàn trong phạm vi luồng thì phải bố trí tối thiểu 04 phao giới hạn luồng tàu chạy;

      - Nếu khu vực điều tiết khống chế đảm bảo giao thông trong phạm vi một bên luồng phải bố trí tối thiểu 02 phao giới hạn vùng nước hoặc 02 phao giới hạn luồng tàu chạy;

      c) Việc bố trí báo hiệu được điều chỉnh cho phù hợp với thực tế luồng lạch để hướng dẫn phương tiện qua lại khu vực được an toàn:

      - Báo hiệu thông báo (gồm báo hiệu chú ý nguy hiểm bất ngờ, báo hiệu cấm vượt, báo hiệu chiều cao tĩnh không bị hạn chế, báo hiệu chiều sâu bị hạn chế, báo hiệu quy định lai dắt, báo hiệu cấm đỗ, báo hiệu cấm quay trở và báo hiệu chiều rộng bị hạn chế) bố trí trên cột đặt trên bờ tại vị trí đặt trạm thượng lưu hoặc hạ lưu. Báo hiệu đầu tiên cách vị trí điều tiết đảm bảo giao thông ít nhất 500 mét về thượng và hạ lưu;

      - Báo hiệu được phép đậu đỗ bố trí trên bờ tại điểm giữa vùng nước dành cho phương tiện đậu đỗ chờ mở luồng (nếu không bố trí được báo hiệu trên bờ thì dùng phao giới hạn vùng nước để bố trí);

      - Báo hiệu điều khiển sự đi lại và đèn tín hiệu được bố trí trên cột đặt tại trạm thượng và hạ lưu;

      - Thứ tự lắp đặt báo hiệu thông báo chỉ dẫn như sau: báo hiệu chú ý nguy hiểm bất ngờ, báo hiệu quy định lai dắt, báo hiệu cấm đỗ, báo hiệu cấm vượt, báo hiệu chiều cao tĩnh không bị hạn chế, báo hiệu chiều sâu hạn chế, báo hiệu chiều rộng hạn chế;

      - Khoảng cách giữa các cột mang báo hiệu thông báo chỉ dẫn tối thiểu là 5m;

      - Trên tuyến vận tải hoạt động 24/24 giờ, các báo hiệu phải có đèn tín hiệu theo quy định.

      Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn