Bao lâu tổ chức mua trực thăng phải đăng ký quốc tịch Việt Nam?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 14/12/2022

Tổ chức mua trực thăng cần đăng ký quốc tịch Việt Nam trong bao lâu? Thủ tục đăng ký trực thăng mang quốc tịch Việt Nam như thế nào? Đến đâu để làm thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đăng ký quốc tịch trực thăng?

Công ty tôi là doanh nghiệp dịch vụ, ăn uống nhà hàng. Chúng tôi định phát triển dịch vụ của mình bằng việc đưa đón bằng trực thăng. Chúng tôi đang chuẩn bị làm thủ tục mua trực thăng. Tôi muốn hỏi khi chúng tôi đã hoàn thành thủ tục mua trực thăng và nhập vào Việt Nam thì chúng tôi cần làm thủ tục đăng ký quốc tịch Việt Nam trong bao lâu? Xin cảm ơn!

Tải về:

    • Tổ chức mua trực thăng cần đăng ký quốc tịch Việt Nam trong bao lâu?

      Căn cứ Khoản 1, Khoản 2 Điều 13 Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2006 định nghĩa về tàu bay như sau:

      1. Tàu bay là thiết bị được nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động tương hỗ với không khí, bao gồm máy bay, trực thăng, tàu lượn, khí cầu và các thiết bị bay khác, trừ thiết bị được nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động tương hỗ với không khí phản lại từ bề mặt trái đất.

      2. Tàu bay đăng ký mang quốc tịch Việt Nam phải có đủ các điều kiện sau đây:

      a) Chưa có quốc tịch của bất kỳ quốc gia nào hoặc đã xóa quốc tịch nước ngoài;

      b) Có giấy tờ hợp pháp chứng minh về sở hữu tàu bay;

      c) Phù hợp tiêu chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định hoặc công nhận.

      Theo Điều 4 Nghị định 68/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Nghị định 64/2022/NĐ-CP quy định về yêu cầu và điều kiện đăng ký quốc tịch tàu bay:

      1. Yêu cầu về đăng ký quốc tịch tàu bay

      a) Tàu bay thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân Việt Nam và do tổ chức, cá nhân Việt Nam khai thác (trường hợp tàu bay do cá nhân khai thác thì cá nhân phải thường trú tại Việt Nam); tàu bay được thuê mua hoặc thuê theo hình thức thuê không có tổ bay với thời hạn thuê từ 24 tháng trở lên để khai thác tại Việt Nam phải đăng ký mang quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Nghị định này.

      b) Trong thời hạn sáu (06) tháng kể từ ngày nhập khẩu vào Việt Nam, tàu bay phải được đăng ký mang quốc tịch Việt Nam.

      2. Điều kiện tàu bay được đăng ký mang quốc tịch Việt Nam

      a) Chưa có quốc tịch của bất kỳ quốc gia nào hoặc đã xóa đăng ký quốc tịch nước ngoài;

      b) Có giấy tờ hợp pháp chứng minh về quyền sở hữu tàu bay; quyền chiếm hữu tàu bay đối với trường hợp thuê - mua hoặc thuê tàu bay;

      c) Đối với tàu bay đã qua sử dụng, khi đăng ký quốc tịch lần đầu phải đáp ứng yêu cầu về tuổi như quy định áp dụng cho tàu bay đã qua sử dụng tại thời điểm nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định của pháp luật.

      d) Đáp ứng các điều kiện, yêu cầu về đảm bảo quốc phòng, an ninh; an toàn hàng không, an ninh hàng không và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

      ...

      4. Người có quyền đề nghị đăng ký quốc tịch tàu bay, bao gồm:

      a) Chủ sở hữu tàu bay;

      b) Người thuê – mua tàu bay, người thuê tàu bay (sau đây gọi chung là người thuê tàu bay).

      Theo quy định trên, trực thăng là một loại tàu bay. Khi tàu bay của bạn đủ điều kiện đăng ký mang quốc tịch Việt Nam thì công ty bạn với tư cách là chủ sở hữu tàu bay sẽ đề nghị đăng ký quốc tịch tàu bay trong thời hạn 06 tháng từ ngày nhập khẩu trực thăng vào Việt Nam.

      (Hình ảnh mình họa)

      Thủ tục đăng ký trực thăng mang quốc tịch Việt Nam như thế nào?

      Theo Điều 5 Nghị định 68/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 64/2022/NĐ-CP quy định về thủ tục đăng ký tạm thời tàu bay mang quốc tịch Việt Nam như sau:

      1. Người đề nghị đăng ký tàu bay mang quốc tịch Việt Nam gửi hồ sơ trực tiếp, qua hệ thống bưu chính hoặc trên môi trường điện tử hoặc bằng các hình thức khác đến Cục Hàng không Việt Nam và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các thông tin ghi trong hồ sơ.

      2. Hồ sơ đề nghị đăng ký tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, bao gồm:

      a) Tờ khai theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

      b) Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao chụp từ bản chính hoặc bản sao xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính giấy tờ, tài liệu chứng minh tư cách pháp lý của người đề nghị đăng ký trong trường hợp người đề nghị là tổ chức, cá nhân Việt Nam.

      Trường hợp giấy tờ, tài liệu chứng minh tư cách pháp lý của người đề nghị đăng ký do cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp thì các giấy tờ, tài liệu này phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.

      c) Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao do chính cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân đã lập bản chính xác thực hoặc bản sao điện tử từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính giấy tờ hợp pháp chứng minh về sở hữu tàu bay;

      d) Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao do chính cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân đã lập bản chính xác thực hoặc bản sao điện tử từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính giấy chứng nhận chưa có đăng ký do quốc gia nhà chế tạo cấp hoặc giấy chứng nhận đã xóa đăng ký do quốc gia đã đăng ký cấp;

      đ) Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao do chính cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân đã lập bản chính xác thực hoặc bản sao điện tử từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính tài liệu về tình trạng kỹ thuật của tàu bay, bao gồm: Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay xuất khẩu còn hiệu lực đối với tàu bay được sản xuất tại nước ngoài; văn bản xác nhận của nhà chế tạo về tuân thủ các điều kiện thiết kế, chế tạo còn hiệu lực đối với tàu bay mới xuất xưởng; lý lịch ghi chép đầy đủ tình trạng thực hiện các chỉ lệnh hoặc thông báo kỹ thuật đã được thực hiện trên tàu bay; lý lịch ghi chép đầy đủ tình trạng kỹ thuật của tàu bay, động cơ và các thiết bị khác;

      e) Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao do chính cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân đã lập bản chính xác thực hoặc bản sao điện tử từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính hợp đồng mua tàu bay hoặc hợp đồng thuê tàu bay hoặc thuê – mua tàu bay.

      4. Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu bay mang quốc tịch Việt Nam theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không cấp, Cục Hàng không Việt Nam phải trả lời người đề nghị bằng văn bản và nêu rõ lý do.

      Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, trong thời hạn hai (02) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Hàng không Việt Nam có văn bản hướng dẫn người đề nghị đăng ký hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

      5. Người đề nghị đăng ký tàu bay mang quốc tịch Việt Nam phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật. Thời gian thực hiện việc nộp lệ phí của người đề nghị không tính vào thời gian giải quyết thủ tục hành chính. Việc trả kết quả được thực hiện tại trụ sở Cục Hàng không Việt Nam hoặc qua đường bưu chính hoặc trên môi trường điện tử hoặc bằng hình thức phù hợp khác theo quy định.” vào sau cụm từ “phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.

      Như vậy, công ty bạn có thể chuẩn bị hồ sơ đề nghị đăng ký trực thăng mang quốc tịch Việt Nam gửi hồ sơ trực tiếp, qua hệ thống bưu chính hoặc trên môi trường điện tử hoặc bằng các hình thức khác đến Cục Hàng không Việt Nam. Trình tự, thủ tục đăng ký trực thăng mang quốc tịch Việt Nam sẽ được thực hiện như trên.

      Đến đâu để làm thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đăng ký quốc tịch trực thăng?

      Tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định 68/2015/NĐ- CP quy định về thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đăng ký quốc tịch tàu bay như sau:

      1. Trong trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký tàu bay mang quốc tịch Việt Nam hoặc Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời tàu bay mang quốc tịch Việt Nam bị rách, hư hỏng hoặc bị mất thì người đề nghị đăng ký phải thông báo bằng văn bản đến Cục Hàng không Việt Nam để được cấp lại Giấy chứng nhận.

      Theo đó, nếu tổ chức bị rách, hư hỏng hoặc bị mất Giấy chứng nhận đăng ký trực thăng mang quốc tịch Việt Nam thì tổ chức này phải gửi văn bản đến Cục Hàng không Việt Nam để được cấp lại Giấy chứng nhận.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn