Bị mất bằng lái xe A1, dùng bằng lái xe B1 thay thế có được không? 60 tuổi có được thi bằng lái xe hay không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 01/07/2022

Bị mất bằng lái xe A1, dùng bằng lái xe B1 thay thế được không? 60 tuổi có được thi bằng lái xe hay không? Giao xe cho người bị tước bằng lái điều khiển xe bị phạt đến 2.000.000 đồng? Mong được giải đáp thắc mắc.

    • Bị mất bằng lái xe A1, dùng bằng lái xe B1 thay thế được không?

      Tôi là Thành hiện đang là nhân viên văn phòng. vào 01 tuần trước tôi vừa bị mất bằng lái xe máy (A1) chưa kịp xin cấp lại. Tuy nhiên, tôi có bằng lái xe B1. Vậy tôi có thể dùng bằng lái B1 thay thế A1 khi tham gia giao thông không?

      Trả lời:

      Căn cứ theo Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT' onclick="vbclick('505F6', '361066');" target='_blank'>Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về phân hạng giấy phép lái xe như sau:

      - Hạng A1 cấp cho:

      + Người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3;

      + Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật.

      -...

      - Hạng B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

      + Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

      + Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;

      + Ô tô dùng cho người khuyết tật.
      - Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

      + Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

      + Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;

      + Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.

      Bên cạnh đó, tại Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về điều kiện của người lái xe tham gia giao thông

      - Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

      + ...

      - Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:

      + Đăng ký xe;

      + Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;

      + Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;

      + Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

      Ngoài ra, tại khoản 7 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP' onclick="vbclick('68181', '361066');" target='_blank'>Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP' onclick="vbclick('74B17', '361066');" target='_blank'>Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP có quy định người điều khiển xe mô tô có dung tích từ từ 175 cm3 trở lên có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển thì bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.

      Như vậy, đối chiếu với trường hợp của bạn, bạn không thể sử dụng bằng lái xe B1 thay cho bằng lái xe A1 vì hai loại xe này khác nhau và theo quy định việc sử dụng giấy tờ xe không phù hợp sẽ có mức phạt vi phạm hành chính lên đến 6.000.000 đồng.

      60 tuổi có được thi bằng lái xe hay không?

      60 tuổi có còn được thi bằng lái xe hay không? Cha tôi đã 60 tuổi nhưng chưa có bằng lái xe, hiện nay cha tôi muốn thi lấy bằng lái xe để thuận tiện lái xe đi thăm con cháu có được không? Mong được anh/chị giải đáp.

      Trả lời:

      Căn cứ Điều 60 Luật giao thông đường bộ 2008' onclick="vbclick('1411B', '361066');" target='_blank'>Điều 60 Luật giao thông đường bộ 2008 như sau:

      Tuổi, sức khỏe của người lái xe

      1. Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:

      a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;

      b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;

      c) Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);

      d) Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);

      đ) Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD);

      e) Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.

      2. Người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khoẻ của người lái xe.

      Như vậy, theo quy định như trên pháp luật chỉ quy định độ tuổi tối thiểu được lái xe, không có quy định về độ tuổi tối đa được lái xe (trừ xe ô tô chở người trên 30 chỗ người). Cho nên về nguyên tắc thì cha bạn vẫn được thi bằng lái xe.

      Tuy nhiên đối với từng loại bằng lái xe thì sẽ có các điều kiện về sức khỏe khác nhau cần đáp ứng. Cho nên tùy vào loại bằng lái xe mà cha bạn muốn thi, cha bạn phải đáp ứng các điều kiện sức khỏe tương ứng với loại bằng lái xe đó. Về điều kiện về sức khỏe bạn có thể tham khảo tại Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT.

      Giao xe cho người bị tước bằng lái điều khiển xe bị phạt đến 2.000.000 đồng?

      Tôi với bạn tôi tham gia giao thông bằng xe của tôi, tôi ngồi sau, bạn tôi điều khiển xe. Tuy nhiên bạn tôi mới bị tước bằng lái xe như vậy nếu bị công an phát hiện thì tôi có bị xử phạt hay không?

      Trả lời:

      Căn cứ Khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định như sau:

      Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:

      - Đăng ký xe;

      - Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;

      - Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;

      - Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

      Theo Khoản 5 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định như sau:

      - Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

      - Tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy; đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, đục lại số khung, số máy trái quy định tham gia giao thông;

      - Tẩy xóa, sửa chữa hoặc giả mạo hồ sơ đăng ký xe;

      - Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe;

      - Khai báo không đúng sự thật hoặc sử dụng các giấy tờ, tài liệu giả để được cấp lại biển số, Giấy đăng ký xe;

      - Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng).

      ….

      Như vậy, theo các quy định như trên một trong các điều kiện để người điều khiển xe tham gia giao thông phải có giấy phép lái xe, và không được giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện điều khiển xe tham gia giao thông.

      Trong trường hợp của bạn, nếu bị lực lượng chức năng phát hiện bạn có thể bị xử phạt với mức phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn