Bồi thường khi phương tiện phải cập bến gần nhất do luồng chạy tàu thuyền vận tải bị ách tắc trên đường thủy nội địa

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 29/06/2017

Bồi thường khi phương tiện phải cập bến gần nhất do luồng chạy tàu thuyền vận tải bị ách tắc trên đường thủy nội địa được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Nguyễn Quang Huy. Vừa qua, do nhu cầu cá nhân tôi có mua vé đi tàu từ ngã ba sông Hậu đến ngã ba Rạch Giá Hà Tiên (57 km), trên kênh Ba Thê. Khi đó tôi có ký gửi hành lý cho đơn vị kinh doanh vận tải. Trong quá trình di chuyển được khoảng 30 km, chúng tôi được thông báo là luồng vận tải hành khách trên sông bị ách tắc không thể qua được nên phải cập bến gần nhất để hành khách bắt phương tiện đi tiếp. Chúng tôi được trả lại khoảng 1/2 tiền vế và tiền cước mà không phả là toàn bộ tiền vé và tiền cước. Cho tôi hỏi, trong trường hợp này, đơn vị vận tải làm như vậy có đúng không? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin Cảm ơn!

Nguyễn Quang Huy (quanghuy*****@gmail.com)

    • Bồi thường khi phương tiện phải cập bến gần nhất do luồng chạy tàu thuyền vận tải bị ách tắc trên đường thủy nội địa được quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 17 Thông tư 80/2014/TT-BGTVT về vận tải hành khách, hành lý, bao gửi trên đường thủy nội địa. Cụ thể là:

      Nếu xét thấy phải chờ đợi lâu, ảnh hưởng tới chuyến đi và sức khỏe hành khách thì người vận tải phải đưa phương tiện đến bến gần nhất, tổ chức đưa hành khách, hành lý lên bờ; giúp hành khách đi tiếp bằng phương tiện khác. Người kinh doanh vận tải chỉ được thu tiền vé và cước quãng đường thực tế phương tiện đã đi;

      Căn cứ quy định mà Ban biên tập Thư Ký Luật đã trích dẫn trên đây thì khi phương tiện phải cập bến gần nhất do luồng chạy tàu thuyền vận tải bị ách tắc, đơn vị kinh doanh vận tải (cụ thể là thuyền viên) phải có nghĩa vụ đưa hành khách, hành lý lên bờ và giúp hành khách đi tiếp bằng các phương tiện khác như xe khách, xe đò, xe ôm, .... Đơn vị kinh doanh vận tải được thu tiền vé, tiền cước đối với quãng đường tương ứng mà hành khách đã đi và phải trả lại số tiền vế, tiền cước đối với quãng đường tương ứng mà hành khách chưa đi.

      Ngoài ra, ngoài phương án cho phương tiện phải cập bến gần nhất do luồng chạy tàu thuyền vận tải bị ách tắc trên đường thủy nội địa thì đơn vị kinh doanh vận tải có thể sử dụng các phương án khác (thích hợp nhất) như đợi đến lúc thông luồng, cho phương tiện quay lại bến, cảng xuất phát nếu thấy cần thiết, chuyển tải hành khách, hành lý qua chỗ ách tắc, hành khách có yêu cầu rời phương tiện thì thuyền viên phải tạo điều kiện đưa hành khách lên bờ....

      Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về bồi thường khi phương tiện phải cập bến gần nhất do luồng chạy tàu thuyền vận tải bị ách tắc trên đường thủy nội địa. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo quy định tại Thông tư 80/2014/TT-BGTVT.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • điểm a Khoản 3 Điều 17 Thông tư 80/2014/TT-BGTVT Tải về
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn