Cá nhân không mang Giấy phép nhân viên hàng không phù hợp còn hiệu lực khi làm nhiệm vụ bị xử phạt hành chính như thế nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 15/03/2023

Xin hỏi mức xử phạt cá nhân không mang Giấy phép nhân viên hàng không phù hợp còn hiệu lực khi làm nhiệm vụ là gì? - Câu hỏi của Hữu Thành (Nam Định).

    • Cá nhân hàng không không mang Giấy phép nhân viên hàng không phù hợp còn hiệu lực khi làm nhiệm vụ bị xử phạt hành chính như thế nào?

      Căn cứ Điều 16 Nghị định 162/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 8 Điều 3 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định mức xử phạt hành chính đối với nhân viên hàng không không mang Giấy phép nhân viên hàng không phù hợp còn hiệu lực khi làm nhiệm vụ như sau:

      Vi phạm quy định về thực hiện công việc theo tài liệu, quy trình và yêu cầu công việc

      1. Phạt tiền từ 500.000 đồng (năm trăm nghìn đồng) đến 1.000.000 đồng (một triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

      a) Không mang theo Giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khỏe còn hiệu lực khi làm nhiệm vụ;

      b) Không mang theo Giấy phép nhân viên hàng không phù hợp còn hiệu lực khi làm nhiệm vụ;

      c) Thực hiện nhiệm vụ nhân viên hàng không quá thời gian làm việc; nghỉ không đủ thời gian theo quy định, trừ thành viên tổ lái, kiểm soát viên không lưu và nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và thiết bị của tàu bay;

      d) Không đáp ứng đầy đủ yêu cầu, điều kiện của nhân viên hàng không theo quy định khi thực hiện nhiệm vụ.

      ...

      Tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 162/2018/NĐ-CP quy định mức phạt tiền như sau:

      Nguyên tắc áp dụng

      1. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với các tổ chức, trừ mức phạt tiền quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 Điều 6; điểm i, k khoản 1 Điều 7; khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 8; khoản 1, 2, 4, 5, 6 Điều 9; khoản 1, 2 và điểm a, b khoản 5 Điều 10; khoản 1, 2, 3, 4 và điểm g khoản 5 Điều 11; khoản 1 Điều 12; điểm b, c khoản 1 và điểm a, c khoản 2 Điều 14; khoản 1, 2 và điểm a, d, đ khoản 3, khoản 4, 5 Điều 15; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 16; khoản 1, 2 Điều 17; khoản 1 và điểm a, b, d khoản 2 Điều 18; khoản 1, 2 Điều 19; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 21; khoản 1, 2 Điều 24; khoản 1, 2, 3 Điều 25; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 26; điểm a, b, đ khoản 1 Điều 27; khoản 1, 2, 3 và điểm a khoản 4, điểm b khoản 5 Điều 28; khoản 1, 2, 3 Điều 30 Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

      ...

      Như vậy, cá nhân có hành vi không mang giấy phép nhân viên hàng không khi làm nhiệm vụ sẽ bị xử phạt hành chính từ 500.000 đến 1.000.000 đồng.

      (Hình từ Internet)

      Giấy phép nhân viên hàng không bao gồm những nội dung gì?

      Tại Điều 10 Thông tư 10/2018/TT-BGTVT được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 35/2021/TT-BGTVT quy định Giấy phép nhân viên hàng không như sau:

      Giấy phép nhân viên hàng không

      1. Giấy phép nhân viên hàng không được cấp cho cá nhân khi đảm bảo quy định tại Điều 8 của Thông tư này và đạt yêu cầu của kỳ sát hạch cấp giấy phép, năng định nhân viên hàng không của Cục Hàng không Việt Nam.

      2. Giấy phép nhân viên hàng không bao gồm các nội dung sau đây:

      a) Quốc hiệu nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

      b) Cơ quan cấp giấy phép;

      c) Tên giấy phép;

      d) Số giấy phép;

      đ) Ngày cấp, thời hạn của giấy phép (nếu có);

      e) Họ tên, ngày sinh, nơi sinh, địa chỉ, quốc tịch của người được cấp giấy phép;

      g) Năng định;

      h) Chữ ký của người được cấp giấy phép và dấu của cơ quan cấp giấy phép;

      i) Anh của người được cấp giấy phép được đóng dấu giáp lai;

      k) Yêu cầu khác theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành hàng không.

      3. Các chức danh nhân viên hàng không quy định tại các khoản 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13 và 14 Điều 6 của Thông tư này khi thực hiện nhiệm vụ phải mang theo giấy phép nhân viên hàng không còn hiệu lực.

      4. Nhân viên hàng không không thuộc đối tượng được quy định tại khoản 3 Điều này khi thực hiện nhiệm vụ phải có chứng chỉ chuyên môn phù hợp.

      Như vậy, Giấy phép nhân viên hàng không bao gồm những nội dung:

      - Quốc hiệu nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

      - Cơ quan cấp giấy phép;

      - Tên giấy phép;

      - Số giấy phép;

      - Ngày cấp, thời hạn của giấy phép (nếu có);

      - Họ tên, ngày sinh, nơi sinh, địa chỉ, quốc tịch của người được cấp giấy phép;

      - Năng định;

      - Chữ ký của người được cấp giấy phép và dấu của cơ quan cấp giấy phép;

      - Anh của người được cấp giấy phép được đóng dấu giáp lai;

      - Yêu cầu khác theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành hàng không.

      Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động hàng không dân dụng?

      Theo Điều 12 Luật Hàng không dân dụng 2006 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động hàng không dân dụng như sau:

      +) Sử dụng tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và các trang bị, thiết bị hàng không mà không có giấy phép phù hợp;

      +) Thực hiện nhiệm vụ của nhân viên hàng không mà không có giấy phép, chứng chỉ phù hợp;

      +) Thả thiết bị, vật dụng hoặc các vật thể khác vào không trung gây ảnh hưởng đến an toàn bay, môi trường và dân sinh;

      +) Bay vào khu vực hạn chế bay, khu vực cấm bay trái quy định;

      +) Gây nhiễu, chiếm dụng, khai thác trùng lắp các tần số vô tuyến điện dành riêng cho hoạt động hàng không dân dụng;

      +) Làm hư hỏng hệ thống tín hiệu, trang bị, thiết bị, đài, trạm thông tin, điều hành bay, các trang bị, thiết bị khác tại cảng hàng không, sân bay hoặc điều khiển, đưa các phương tiện mặt đất không đáp ứng điều kiện kỹ thuật vào khai thác tại khu bay;

      +) Xây dựng công trình kiến trúc, lắp đặt trang bị, thiết bị, trồng cây có khả năng gây ảnh hưởng đến hoạt động bay và hoạt động của các trang bị, thiết bị quản lý vùng trời, quản lý hoạt động bay;

      +) Xây dựng trong khu vực cảng hàng không, sân bay, khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay các công trình hoặc lắp đặt các trang bị, thiết bị gây ra nhiều khói, bụi, lửa, khí thải hoặc xây dựng trường bắn hoặc các công trình, lắp đặt các trang bị, thiết bị khác có khả năng ảnh hưởng đến an toàn bay, hoạt động của các trang bị, thiết bị tại cảng hàng không, sân bay;

      +) Lắp đặt, sử dụng trong khu vực cảng hàng không, sân bay hoặc khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay các loại đèn, ký hiệu, tín hiệu hoặc các vật thể ảnh hưởng đến việc tàu bay cất cánh, hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay hoặc việc nhận biết cảng hàng không, sân bay;

      +) Nuôi, thả chim, gia súc, gia cầm trong khu vực cảng hàng không, sân bay;

      +) Can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng;

      +) Đưa vũ khí, chất cháy, chất nổ, các vật phẩm nguy hiểm khác lên tàu bay, vào cảng hàng không, sân bay và các khu vực hạn chế khác trái quy định;

      +) Phá hủy, gây hư hại, làm biến dạng, di chuyển vật đánh dấu, vật ngăn cách, vật ghi tín hiệu, vật bảo vệ tại cảng hàng không, sân bay; làm hư hại các ký hiệu, thiết bị nhận biết cảng hàng không, sân bay;

      +) Đe dọa, uy hiếp an toàn bay, gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người khác trong tàu bay;

      +) Cạnh tranh không lành mạnh và các hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm khác.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn