Các biện pháp tổ chức công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông và chống va trôi

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 30/03/2022

Các biện pháp tổ chức công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông và chống va trôi được quy định như thế nào?

    • Các biện pháp tổ chức công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông

      Căn cứ Điều 5 Thông tư 42/2021/TT-BGTVT' onclick="vbclick('7A046', '362148');" target='_blank'>Điều 5 Thông tư 42/2021/TT-BGTVT các biện pháp tổ chức công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông như sau:

      1. Bằng báo hiệu đường thủy nội địa: áp dụng trong tất cả các trường hợp quy định tại Điều 3 Thông tư này, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này.

      2. Bằng 01 trạm điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông kết hợp báo hiệu đường thủy nội địa, áp dụng trên các tuyến đường thủy nội địa có lưu lượng vận tải trung bình trên 150 lượt phương tiện/ngày đêm, trong trường hợp:

      a) Luồng chạy tàu thuyền hạn chế có chiều rộng luồng còn lại ≥ 1/2 chiều rộng luồng theo quy định cấp kỹ thuật đường thủy nội địa được phân cấp hiện tại và chiều dài trên 200 mét đến dưới 500 mét;

      b) Luồng chạy tàu thuyền hạn chế có chiều rộng luồng còn lại < 1/2 chiều rộng luồng theo quy định cấp kỹ thuật đường thủy nội địa được phân cấp hiện tại và chiều dài từ 200 mét trở xuống.

      3. Bằng 02 trạm điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông tại thượng lưu và hạ lưu kết hợp báo hiệu đường thủy nội địa, áp dụng trên các tuyến đường thủy nội địa có lưu lượng vận tải trung bình trên 150 lượt phương tiện/ngày đêm, trong trường hợp:

      a) Luồng chạy tàu thuyền hạn chế có chiều rộng luồng còn lại ≥ 1/2 chiều rộng luồng theo quy định cấp kỹ thuật đường thủy nội địa được phân cấp hiện tại và chiều dài từ 500 mét trở lên;

      b) Luồng chạy tàu thuyền hạn chế có chiều rộng luồng còn lại < 1/2 chiều rộng luồng theo quy định cấp kỹ thuật đường thủy nội địa được phân cấp hiện tại và chiều dài trên 200 mét;

      c) Đối với công trình vượt đường thủy nội địa có tĩnh không thông thuyền còn lại ≤ 1/2 tĩnh không thông thuyền theo quy định cấp kỹ thuật đường thủy nội địa được phân cấp hiện tại.

      4. Bằng 02 trạm điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông tại thượng lưu và hạ lưu kết hợp báo hiệu đường thủy nội địa, áp dụng trong trường hợp:

      a) Thi công công trình năm trong phạm vi luồng chạy tàu có thời gian thi công trên 05 ngày;

      b) Trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều 3 của Thông tư này mà có thời gian kéo dài trên 05 ngày.

      5. Bằng 03 trạm điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông (tại thượng lưu, hạ lưu và tại vị trí trung tâm) kết hợp báo hiệu đường thủy nội địa: áp dụng trong trường hợp quy định tại điểm a khoản 4 Điều này, trên các tuyến đường thủy nội địa có lưu lượng vận tải trung bình trên 150 lượt phương tiện/ngày đêm và có tĩnh không thông thuyền ≤ 1/2 tĩnh không thông thuyền theo quy định cấp kỹ thuật đường thủy nội địa được phân cấp hiện tại.

      Các biện pháp tổ chức công tác chống va trôi

      Căn cứ Điều 6 Thông tư này các biện pháp tổ chức công tác chống va trôi như sau:

      1. Bằng 01 trạm thường trực chống va trôi tại thượng lưu kết hợp báo hiệu đường thủy nội địa đối với các vị trí cầu vượt sông đáp ứng các quy định tại Điều 4 Thông tư này.

      2. Bằng 02 trạm thường trực chống va trôi kết hợp báo hiệu đường thủy nội địa tại các vị trí cụm cầu vượt sông đáp ứng các quy định tại Điều 4 Thông tư này.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn