Có bắt buộc phải có người áp tải khi vận chuyển hóa chất nguy hiểm

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 02/06/2017

Có bắt buộc phải có người áp tải khi vận chuyển hóa chất nguy hiểm? Xin chào Ban Biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Quốc Thái, cư trú tại Cần Thơ. Tôi đang làm việc cho một công ty hóa chất. Gần đây, tôi có nghe thông tin là việc vận chuyển hóa chất bắt buộc phải có người áp tải? Vậy thông tin này có đúng không? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp giúp tôi. Xin cảm ơn.
Quốc Thái – Tp.HCM

    • Vấn đề này được quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 11; Khoản 3 Điều 12 Nghị định 104/2009/NĐ-CP và Điểm e Khoản 3 Điều 8 Thông tư 09/2016/TT-BKHCN
      Điều 11. Điều kiện của người lao động khi tham gia vận chuyển hàng nguy hiểm
      3. Bộ quản lý ngành quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này chịu trách nhiệm:
      b) Quy định loại hàng nguy hiểm khi vận chuyển bắt buộc phải có người áp tải hàng;
      Điều 12. Xếp, dỡ hàng nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển và lưu kho bãi (Nghị định 104/2009/NĐ-CP)
      3. Trong trường hợp không quy định phải có người áp tải theo Điều 11 Nghị định này thì người vận tải phải thực hiện xếp, dỡ hàng hóa theo chỉ dẫn của người gửi hàng
      Điều 8. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan đến vận chuyển hàng nguy hiểm
      3. Trách nhiệm của người Điều khiển phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm:
      e) Không được dừng, đỗ, neo đậu phương tiện vận chuyển ở nơi công cộng đông người (chợ, trường học, bệnh viện...). Đối với hóa chất nguy hiểm bị nhiệt tác động, khi vận chuyển không được dừng đỗ nơi phát sinh nguồn nhiệt và không được đỗ lâu dưới trời nắng gắt; trừ trường hợp phải dừng, đỗ, neo đậu theo quy định của pháp luật về giao thông vận tải.
      Trong trường hợp không có người áp tải hàng nguy hiểm, người Điều khiển phương tiện vận chuyển phải thực hiện thêm các trách nhiệm của người áp tải hàng nguy hiểm;

      Trên đây là phần tư vấn của Ban biên tập thư ký luật về người áp tải hàng nguy hiểm, để tìm hiểu rõ hơn, vui lòng xem thêm tại Thông tư 09/2016/TT-BKHCN.
      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • Khoản 3 Điều 12 Nghị định 104/2009/NĐ-CP Tải về
    • Thông tư 09/2016/TT-BKHCN Tải về
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn