Cọc tiêu và hàng rào cố định trong giao thông đường sắt

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 26/06/2017

Cọc tiêu và hàng rào cố định trong giao thông đường sắt được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi Quốc Hưởng một thành viên của đội tự quản của xã thuộc huyện Đông Hà tỉnh Quảng Trị công việc của tôi là thỉnh thoảng đi kiểm tra các cọc tiêu, hàng rào nơi có đường sắt đi qua, vậy anh/chị cho tôi hỏi cọc tiêu và hàng rào cố định trong giao thông đường sắt được quy định như thế nào? Tôi có thể tham khảo vấn đề này tại văn bản nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!

Quốc Hưởng (0978459***)

    • Cọc tiêu và hàng rào cố định trong giao thông đường sắt được quy định tại Điều 20 Thông tư 62/2015/TT-BGTVT Quy định về đường ngang do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau:

      1. Dọc hai bên lề đường bộ trong phạm vi đường ngang phải có hàng cọc tiêu. Quy cách của cọc tiêu theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ.

      2. Cọc tiêu gần đường sắt nhất phải cách ray ngoài cùng là 2,5 m, khoảng cách giữa các cọc tiêu là 1,5 m.

      3. Tại đường ngang có người gác, từ chắn đường bộ đến đường sắt phải làm bằng hàng rào cố định. Quy cách, vật liệu của hàng rào cố định theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ.

      Cọc tiêu hàng rào bảo vệ thường được đặt tại lề các đoạn đường nguy hiểm nhằm mục đích hướng dẫn cho người tham gia giao thông biết hướng của phương tiện đi, hàng rào bảo vệ còn có tác dụng bảo vệ các phương tiện tham giam giao thông đường bộ không vào phần đường của phương tiện đường sắt, đảm bảo an toàn cho các đối tượng tham gia giao thông.

      Cọc tiêu và hàng rào cố định trong giao thông đường sắt được đặt theo, QCVN 41:2016/BGTVT do Tổng cục Đường bộ Việt Nam biên soạn, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Thông tư số 06/2016/TT-BGTVT ngày 08 tháng 4 năm 2016. Còn đối với cọc tiêu gần đường sắt thì phải cách ray ngoài cùng là 2,5 m và khoảng cách giữa 2 cọc là 1.5 m, việc đặt cọc tiêu như vậy là hợp lý vừa không bi che khuất tầm nhìn khi các phương tiện tham gia giao thông, để các phương tiện tham giao giao thông dễ dàng và an toàn hơn.

      Trên đây là câu trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về cọc tiêu và hàng rào cố định trong giao thông đường sắt. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tham khảo tại Thông tư 62/2015/TT-BGTVT.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn