Dân phòng có được yêu cầu người vi phạm giao thông dừng xe?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 10/02/2017
Tôi để ý cứ tầm giờ đi làm về ở trong ngõ nhà tôi lại có khoảng 4,5 chú dân phòng đứng ở đầu ngõ để bắt những người vi phạm giao thông như các lỗi không đội mũ bảo hiểm hay đèo 3... mà không có sự xuất hiện của công an phường hay cảnh sát giao thông. Xin hỏi việc làm của những chú dân phòng như thế có đúng với quy định của pháp luật không?
    • Xin trả lời câu hỏi như sau:

      Theo quy định, lực lượng CSGT Đường bộ là lực lượng chính có quyền kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ. Những CSGT này là những người đã được cấp biển hiệu và giấy chứng nhận Cảnh sát tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ theo quy định của Bộ Công an, phải mang theo giấy chứng nhận khi làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trong lĩnh vực giao thông đường bộ và xuất trình khi có yêu cầu; phải đeo biển hiệu khi làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát.

      Bên cạnh đó, Nghị định số 27/2010/NĐ-CP cũng quy định trong trường hợp cần thiết, các lực lượng cảnh sát khác (cảnh sát trật tự; phản ứng nhanh; cơ động; cảnh sát bảo vệ; Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội) và công an xã, phường, thị trấn được huy động phối hợp với CSGT tuần tra, kiểm soát trật tự, ATGT đường bộ theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Như vậy, lực lượng cảnh sát và công an xã, phường, thị trấn khi được huy động phối hợp với CSGT Đường bộ theo kế hoạch đã được phê duyệt mới được quyền dừng phương tiện tham gia giao thông. Đối chiếu với quy định trên, trong trường hợp của bạn, dân phòng yêu cầu người vi phamj dừng xe là sai quy định. Khi đó, những người vi phạm không phải chấp hành hiệu lệnh dừng xe trên. Nếu lực lượng này vẫn cố tình thực hiện sai thẩm quyền thì bạn có quyền khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền hoặc khởi kiện ra tòa án để bảo vệ quyền và lợi ích của mình.

      VietBao.vn (Theo Đời sống Pháp luật)

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • Nghị định 27/2010/NĐ-CP Tải về
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn