Đăng ký tàu biển Việt Nam cần những điều kiện nào? Vi phạm quy định đăng ký tàu biển bị xử phạt như thế nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 17/08/2022

Đăng ký tàu biển Việt Nam cần những điều kiện nào? Không thực hiện đăng ký tàu biển bị xử phạt như thế nào?

Tôi có thắc mắc cần anh chị tư vấn đó là tôi sắp tới sẽ mua một chiếc tàu biển để thực hiện việc khai thác đánh bắt thủy hải sản nhưng tôi không biết là khi đi đăng ký thì tàu biển cần những điều kiện gì? Vi phạm quy định đăng ký tàu biển bị xử phạt như thế nào?

Mong anh chị tư vấn. Tôi cảm ơn.

    • Đăng ký tàu biển Việt Nam cần những điều kiện nào? Vi phạm quy định đăng ký tàu biển bị xử phạt như thế nào?
      (ảnh minh họa)
    • 1. Đăng ký tàu biển Việt Nam cần những điều kiện nào?

      Tại Điều 20 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015' onclick="vbclick('48D86', '372528');" target='_blank'>Điều 20 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 quy định điều kiện đăng ký tàu biển Việt Nam, cụ thể như sau:

      1. Tàu biển khi đăng ký phải có đủ các điều kiện sau đây:

      a) Giấy tờ hợp pháp chứng minh về sở hữu tàu biển;

      b) Giấy chứng nhận dung tích, giấy chứng nhận phân cấp tàu biển;

      c) Tên gọi riêng của tàu biển;

      d) Giấy chứng nhận tạm ngừng đăng ký hoặc xóa đăng ký, nếu tàu biển đó đã được đăng ký ở nước ngoài, trừ trường hợp đăng ký tạm thời;

      đ) Chủ tàu có trụ sở, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam;

      e) Tàu biển nước ngoài đã qua sử dụng lần đầu tiên đăng ký hoặc đăng ký lại tại Việt Nam phải có tuổi tàu phù hợp với từng loại tàu biển theo quy định của Chính phủ;

      g) Đã nộp phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.

      2. Tàu biển nước ngoài được tổ chức, cá nhân Việt Nam thuê theo hình thức thuê tàu trần, thuê mua tàu khi đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam, ngoài các điều kiện quy định tại các điểm a, b, c, d, e và g khoản 1 Điều này phải có hợp đồng thuê tàu trần hoặc hợp đồng thuê mua tàu.

      Theo đó, cá nhân bạn khi thực hiện đăng ký tàu biển cho tàu mới của mình thì cần tuân theo những điều kiện nêu trên để có thể được đăng ký tàu biển Việt Nam.

      2. Vi phạm quy định đăng ký tàu biển bị xử phạt như thế nào?

      Căn cứ Điều 40 Nghị định 142/2017/NĐ-CP' onclick="vbclick('57398', '372528');" target='_blank'>Điều 40 Nghị định 142/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 17 Điều 1 Nghị định 123/2021/NĐ-CP' onclick="vbclick('74B17', '372528');" target='_blank'>Điều 1 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm quy định về đăng ký, xóa đăng ký; sử dụng các giấy chứng nhận của tàu biển, tàu biển công vụ, tàu ngầm, tàu lặn, kho chứa nổi, giàn khoan di động, cụ thể như sau:

      1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:

      a) Không thực hiện đăng ký thay đổi theo quy định;

      b) Không thực hiện đăng ký thay đổi chủ sở hữu sau khi đã được mua, bán, chuyển quyền sở hữu;

      c) Không thực hiện thay đổi Giấy chứng nhận định biên an toàn tối thiểu khi thay đổi doanh nghiệp quản lý, khai thác;

      d) Khai báo sai lệch thông tin; sử dụng giấy tờ tẩy xóa, sửa chữa hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp trong hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận;

      đ) Chủ tàu biển Việt Nam không gửi bản sao Giấy chứng nhận đăng ký về Cơ quan đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam để quản lý khi tàu biển đăng ký mang cờ quốc tịch nước ngoài;

      e) Không đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam theo quy định đối với tàu biển được mua, đóng mới của doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước;

      g) Không thực hiện xóa đăng ký theo quy định.

      2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:

      a) Khai thác tàu biển, tàu biển công vụ, tàu ngầm, tàu lặn, kho chứa nổi, giàn khoan di động khi chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký;

      b) Sử dụng một trong các giấy chứng nhận của tàu biển, tàu biển công vụ, tàu ngầm, tàu lặn, kho chứa nổi, giàn khoan di động khác hoặc giấy chứng nhận bị tẩy xóa, sửa chữa sai lệch nội dung hoặc giấy chứng nhận không do cơ quan có thẩm quyền cấp.

      3. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này.

      4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

      a) Buộc làm thủ tục đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam theo quy định đối với hành vi vi phạm tại điểm e khoản 1 Điều này;

      b) Buộc làm thủ tục xóa đăng ký tàu theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm g khoản 1 Điều này.

      Như vậy, cá nhân khi không thực hiện việc đăng ký tàu biển thì tùy theo hành vi vi phạm thì có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đến 30.000.000 đồng. Ngoài ra, còn có thể áp dụng hình thức xử phạt bổ sung hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả như trên.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn