Điều kiện và nguyên tắc kết nối tín hiệu trên đường bộ tại đường ngang được quy định như thế nào?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 02/06/2018

Điều kiện và nguyên tắc kết nối tín hiệu trên đường bộ tại đường ngang được quy định như thế nào? Xin chào quý Ban biên tập, tôi tên Thành An sinh sống và làm việc tại Quận 9, Tp. HCM. Theo thông tin tôi được biết thì Bộ Giao thông vận tải có ban hành Thông tư quy định về kết nối tín hiệu đèn giao thông đường bộ với tín hiệu đèn báo hiệu trên đường bộ tại đường ngang, cung cấp thông tin hỗ trợ cảnh giới tại điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt. Vì tính chất công việc nên tôi cũng có tìm hiểu vấn đề này, nhưng vẫn chưa rõ lắm, nhờ Ban biên tập hỗ trợ, cụ thể: Điều kiện và nguyên tắc kết nối tín hiệu trên đường bộ tại đường ngang được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn! (0123**)

    • Điều kiện và nguyên tắc kết nối tín hiệu trên đường bộ tại đường ngang được quy định tại Điều 4 Thông tư 28/2018/TT-BGTVT quy định về kết nối tín hiệu đèn giao thông đường bộ với tín hiệu đèn báo hiệu trên đường bộ tại đường ngang, cung cấp thông tin hỗ trợ cảnh giới tại điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2018, cụ thể như sau:

      1. Điều kiện kết nối tín hiệu được thực hiện tại nút giao đường bộ có nhánh đường bộ đi vào đường ngang mà khoảng cách từ tim nút giao đường bộ đến vạch dừng gần nhất trên đường bộ tại đường ngang quy định như sau:

      a) Đối với đường bộ từ cấp IV trở xuống giao cắt đồng mức với đường sắt: không lớn hơn 75 mét;

      b) Đối với đường ngang hiện đang khai thác mà đường bộ từ cấp III trở lên giao cắt đồng mức với đường sắt nhưng chưa thực hiện được giao cắt khác mức với đường sắt theo quy định của Luật Đường sắt: không lớn hơn tầm nhìn hãm xe theo tốc độ thiết kế tương ứng với cấp đường bộ đó.

      2. Nguyên tắc kết nối tín hiệu:

      a) Không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hệ thống tín hiệu đèn giao thông đường bộ và hệ thống tín hiệu đèn báo hiệu trên đường bộ tại đường ngang;

      b) Quyền ưu tiên thuộc về tín hiệu đèn báo hiệu trên đường bộ tại đường ngang;

      c) Bảo đảm biểu thị tín hiệu đèn giao thông đường bộ và tín hiệu đèn báo hiệu trên đường bộ tại đường ngang thống nhất và đồng bộ khi có tàu chạy qua đường ngang;

      d) Việc kết nối tín hiệu được thực hiện theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về tín hiệu đường sắt, đường bộ và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; đồng thời phải hạn chế tối đa ùn tắc giao thông tại khu vực đường ngang và khu vực nút giao đường bộ có nhánh đường bộ đi vào đường ngang.

      Trên đây là nội dung tư vấn về Điều kiện và nguyên tắc kết nối tín hiệu trên đường bộ tại đường ngang. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vấn đề vui lòng xem thêm tại Thông tư 28/2018/TT-BGTVT. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • Điều 4 Thông tư 28/2018/TT-BGTVT Tải về
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn