Dùng KT3 để làm bằng lái xe A1 và B2

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 09/09/2016

Kính Thưa Luật Sư . Em tên Hoàng Ngọc Hùng SN 1987 . Hôm nay em có 1 số vấn đề mong được luật sư tư vấn giúp . Em theo ba sống từ nhỏ . Hai cha con em chỉ có tạm trú KT3 , không có hộ khảu thường trú và tại bất cứ nơi đâu . Đến nay em đã lấy vợ và sinh con . nay em muốn hỏi luât sư là em có thể làm giấy đang ký kết hôn và giấy khai sinh của con em bằng tạm trú KT3 có được không . vì em không có nơi thường trú và chứng minh nhân dân , khi em ra Ủy Ban Nhân Dân phường nơi em đang tạm trú để làm thủ tục thì bên đó yêu cầu em phải có chứng minh nhân dân...như vậy thì em phải làm sao , cũng như giấy phép lái xe hiện tại em cũng vẫn chưa có giấy phép lái xe hạng A1 , em cũng đang dự tính làm 1 bằng lái xe hạng A1 và B2...vậy em có thể dùng sổ tạm trú KT3 để thi bằng lái A1 và B2 có được không ?? Và cũng xin hỏi luật sư...vợ em hiện đang có hộ khẩu gốc tại TPHCM...Nếu em làm được giấy đăng ký kết hôn thì em có thể Nhập hộ khẩu bên vợ được hay không ? Vậy em có cần phải đắng ký tạm trú KT3 bên vợ trên 2 năm mới được Nhập hộ khẩu , hay chỉ có đăng ký kết hôn với vợ là em có thể Nhập hộ khẩu bên vợ . Vần đề cần được tư vần của em đã hết . Em xin cám ơn ...!!!

    • Chào em.

      Theo quy định thì em phải có giấy chứng minh nhân dân vì đây là thứ giấy tờ tùy thân cơ bản nhất để em thực hiện quyền công dân của mình. Có giấy chứng minh nhân dân thì em mới đang ký kết hôn, mới thi bằng lái xe, mới nhập khẩu theo vợ...Nếu em không có giấy chứng minh nhân dân thì làm sao các cơ quan chức năng khi giải quyết thủ tục biết em là ai mà giải quyết cho em.

      Theo nguyên tắc khi một người được sinh ra thì phải có giấy khai sinh, sau đó nhập khẩu theo bên cha hoặc bên mẹ và khi đến tuổi thì phải đi làm CMND tại nơi thường trú. Vì thế, nếu em có khai sinh thì có thể nhập khẩu vào nơi thường trú của mẹ em. Sau đó tiến hành làm CMND để thực hiện quyền công dân của mình. Khi em đĂNG KÝ KẾT HÔN VỚI vợ thì có thể nhập khẩu vào phía bên vợ chứ không cần phải tạm trú 2 năm nữa.

      Thân mến

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    CĂN CỨ PHÁP LÝ CỦA TÌNH HUỐNG NÀY
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn