Giao thông trên khu vực cầu chung được quy định như thế nào?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 04/01/2018

Giao thông trên khu vực cầu chung được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Tuấn Tài hiện tôi đang sinh sống và làm việc tại Phan Rang, Ninh Thuận, có thắc mắc tôi muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp giải đáp và cung cấp thông tin giúp. Cụ thể như sau: Giao thông trên khu vực cầu chung được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn! 

(0978******)

    • Giao thông trên khu vực cầu chung được quy định tại Điều 13 Thông tư 38/2012/TT-BGTVT quy định về quản lý, khai thác cầu chung do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, cụ thể như sau:

      - Trên khu vực cầu chung, các phương tiện giao thông đường sắt được quyền ưu tiên đi trước.

      - Khi sắp tới khu vực cầu chung, lái tàu phải chú ý quan sát khu vực cầu và các tín hiệu trong khu vực cầu chung, chấp hành đúng các quy định về kéo còi và tốc độ.

      - Khi tín hiệu đường bộ ở trạng thái đóng (chắn đóng, đèn đỏ, cờ đỏ, biển “dừng xe”), người tham gia giao thông đường bộ phải dừng lại trên phần đường của mình và cách chắn đường bộ khoảng cách 1,0 mét (m); khi có hiệu lệnh qua cầu (chắn mở, đèn xanh, cờ vàng, biển “lối đi thuận chiều”) người tham gia giao thông đường bộ mới được đi qua.

      - Xe thô sơ, người đi bộ, súc vật có người dắt phải đi trên phần đường đã quy định cụ thể của từng cầu.

      Các loại xe thô sơ chở hàng nặng, cồng kềnh, đi chậm (như xe ba gác, xe súc vật kéo, các đàn gia súc có người dắt) chỉ được đi qua cầu trong các giờ quy định và bảo đảm cho gia súc và các loại xe này ra khỏi cầu trước khi tàu đến ít nhất là 10 (mười) phút.

      - Cấm dừng, đỗ xe; cấm quay đầu xe; cấm vượt nhau trong khu vực cầu chung.

      - Cấm dừng tàu trên cầu trừ trường hợp có trở ngại, tai nạn hoặc được phép của đơn vị quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt, sự thỏa thuận của đơn vị quản lý đường bộ từ cấp Khu quản lý đường bộ trở lên đối với đường do Tổng cục Đường bộ Việt Nam quản lý, của Sở Giao thông vận tải đối với quốc lộ ủy thác và đường do địa phương trực tiếp quản lý, hoặc của chủ sở hữu đối với đường chuyên dùng.

      Trên đây là nội dung câu trả lời về giao thông trên khu vực cầu chung. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 38/2012/TT-BGTVT.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn