Lực lượng trực tiếp thực hiện phương án đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 30/09/2017

Các lực lượng trực tiếp thực hiện phương án đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng bao gồm những lực lượng nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi là Nguyễn Văn Dũng, hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Tĩnh. Do nhu cầu công việc, thời gian gần đây, tôi có tìm hiểu thêm về lĩnh vực hàng không dân dụng. Trong đó, tôi thấy rất nhiều tài liệu đề cập đến các quy định nghiêm ngặt của các hãng hàng không về các hành vi ảnh hưởng đến an toàn trong quá trình bay và an ninh hàng không. Tuy nhiên, tôi thắc mắc không biết, trên thực tế, nếu như có những trường hợp can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng thì các lực lượng nào sẽ trực tiếp thực hiện phương án đối phó? Có văn bản nào quy định vấn đề này hay không? Rất mong nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Xin cảm ơn rất nhiều! (01638***)

    • Các lực lượng trực tiếp thực hiện phương án đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng được quy định tại Khoản 1 Mục III Chương 1 Phương án khẩn nguy tổng thể đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng ban hành kèm theo Quyết định 44/2009/QĐ-TTg như sau:

      Các lực lượng trực tiếp thực hiện phương án đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp bao gồm:

      a) Lực lượng hàng không dân dụng:

      - Lực lượng an ninh hàng không dân dụng (Lực lượng an ninh mặt đất và bảo vệ trên không);

      - Lực lượng khẩn nguy cứu nạn;

      - Lực lượng hiệp đồng, điều hành, chỉ huy bay và tìm kiếm cứu nạn;

      - Lực lượng bảo vệ chuyên ngành.

      b) Lực lượng công an:

      - Lực lượng an ninh của Bộ Công an;

      - Lực lượng đặc nhiệm của Bộ Công an;

      - Lực lượng phòng cháy, chữa cháy;

      - Lực lượng của công an cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, quận huyện, xã phường;

      - Lực lượng thương lượng chuyên nghiệp.

      c) Lực lượng quân đội:

      - Hệ thống quản lý vùng trời, quản lý bay;

      - Bộ đội đặc công;

      - Bộ đội hóa học, bộ đội công binh;

      - Lực lượng tìm kiếm cứu nạn;

      - Bộ đội biên phòng, Hải quân (Đối với cảng hàng không, sân bay tại hải đảo).

      d) Lực lượng y tế:

      - Lực lượng y tế dự phòng;

      - Lực lượng y tế giao thông vận tải;

      - Bệnh viện Trung ương, địa phương.

      Trên đây là nội dung quy định về các lực lượng trực tiếp thực hiện phương án đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 44/2009/QĐ-TTg.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • Quyết định 44/2009/QĐ-TTg Tải về
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn