Mất hành lý trên chuyến bay được bồi thường bao nhiêu?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 26/06/2017

Mất hành lý trên chuyến bay được bồi thường bao nhiêu? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi là Hữu Anh, hiện đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Vừa rồi, trong chuyến công tác đi từ Hà Nội vào, trên chuyến bay của hàng hàng không A, tôi được chứng kiến trường hợp một phụ nữ bị mất vali trong danh sách hành lý ký gửi. Thực tế chưa bao giờ tôi gặp trường hợp trên. Tôi thắc mắc không biết trong tình huống này thì đối với hành lý bị mất trên chuyến bay, hành khách đó sẽ được bồi thường như thế nào? Tôi có thể tham khảo thêm thông tin tại đâu? Rất mong nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Trần Hữu Anh (anh***@gmail.com)

    • Mức bồi thường thiệt hại hàng hóa, hành lý bị mất trên máy bay được quy định tại Điều 162 Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2006. Theo đó:

      1. Mức bồi thường của người vận chuyển đối với mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hàng hóa, hành lý được tính như sau:

      a) Theo thoả thuận giữa các bên, nhưng không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế;

      b) Theo mức giá trị đã kê khai của việc nhận hàng hóa, hành lý ký gửi tại địa điểm đến. Trường hợp người vận chuyển chứng minh được giá trị đã kê khai cao hơn giá trị thực tế thì mức bồi thường được tính theo giá trị thiệt hại thực tế;

      c) Theo giá trị thiệt hại thực tế đối với hàng hóa, hành lý ký gửi không kê khai giá trị;

      d) Theo giá trị thiệt hại thực tế đối với hành lý xách tay.

      2. Trong trường hợp hàng hóa, hành lý ký gửi không kê khai giá trị mà bị mất mát, thiếu hụt, hư hỏng và không xác định được giá trị thiệt hại thực tế thì mức bồi thường của người vận chuyển được tính đến mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 166 của Luật này.

      Như vậy, đối với trường hợp hành khách bị mất vali trong hành lý ký gửi, sau khi các bên đối chiếu và được xác định là mất trên chuyến bay thì hãng hàng không A có trách nhiệm bồi thường đối với thiệt hại về tài sản cho hành khách trên.

      Về mức bồi thường, không thể khẳng định chính xác trường hợp bạn nêu là hành khách sẽ được bồi thường bao nhiêu. Hầu hết trên thực tế, biện pháp được áp dụng nhanh nhất và dễ dàng nhất cho cả hãng hàng không và hành khách là theo sự thỏa thuận của hai bên. Tất nhiên, hầu như mức bồi thường cũng chỉ đạt ở mức độ tương đối so với giá trị của hành lý bị mất và không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế.

      Trường hợp hai bên không thỏa thuận được, việc xác định mức bồi thường sẽ được chia ra hai trường hợp:

      - Trường hợp hành lý ký gửi đã làm thủ tục kê khai giá trị tại địa điểm đến: Mức bồi thường sẽ được tính theo giá trị kê khai, trường hợp người kê khai chứng minh được giá trị thiệt hại thực tế của hành lý thấp hơn thì tính theo giá trị thực tế;

      - Trường hợp hành lý ký gửi bị mất nhưng không kê khai giá trị và không xác định được giá trị thực tế của hành lý bị mất, thì mức bồi thường của hãng hàng không được áp dụng theo quy định về giới hạn mức bồi thường cho người vận chuyển tại Điều 166 Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2006.

      Thông thường các hãng hàng không đều đưa ra các chính sách riêng để xử lý trong trường hợp hành khách bị mất mát, hư hỏng hành lý trên chuyến bay của hãng. Tuy nhiên, mỗi hành khách khi sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng không cũng cần lưu ý kiểm tra kỹ càng các thủ tục đối với hành lý đặc biệt là hành lý ký gửi để không xảy ra những trường hợp đáng tiếc như trên.

      Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về khái niệm hợp đồng vận chuyển hành khách, hành lý bằng đường hàng không. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2006.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn